Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2008

Chăm sóc dinh dưỡng cho người ốm (bệnh)

“Bệnh tại miệng” quả không sai, vì đôi khi bệnh tật sinh ra (hoặc nặng hơn) do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu hiểu biết và cả thiếu kiềm chế nữa. Chính vì vậy, bên cạnh những phương pháp điều trị thích hợp thì chế độ dinh dưỡng theo phương châm “Lựa bệnh mà ăn” sẽ giúp bạn chiến thắng bệnh tật, và đó cũng là cách để chứng tỏ sự chuyên nghiệp với chính sức khỏe của mình.

1. Viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính chia làm hai loại: nguyên phát và thứ phát. Viêm dạ dày thứ phát là chỉ bệnh viêm dạ dày do các bệnh mãn tính của dạ dày gây nên như viêm loét đường tiêu hóa, ung thư dạ dày, viêm sau khi mổ.


Còn viêm dạ dày nguyên phát là bao gồm loại viêm dạ dày vết loét nông, viêm dạ dày thể teo và viêm dạ dày do niêm mạc dạ dày dày lên. Nói chung viêm dạ dày mãn tính cần chú ý:


- Kiêng các chất kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, thuốc lá, ớt, hạt tiêu, hạt cải. Ngoài ra ăn thức ăn quá nóng, ăn không nhai kỹ đều là những nguyên nhân làm tổn thương niêm mạc dạ dày.


- Kiêng hút thuốc lá.


- Kiêng nước uống có ga khi ăn cơm, vì sẽ khiến dịch vị dạ dày bị loãng, bất lợi cho tiêu hóa, chất bicacbonat của nước có ga lại kích thích niêm mạc khiến dạ dày sẽ giảm tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tạo men proteaza từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày.


- Kiêng ăn lạc sống vì rất khó tiêu, làm chứng viêm dạ dày nặng thêm. Chất béo và chất protein chứa trong lạc sống nếu không qua xử lý bằng nhiệt độ thì các men tiêu hóa sẽ không phát huy tác dụng, gây nên hiện tượng không tiêu hóa được.


- Nên thường xuyên ăn sữa chua bởi vi khuẩn sữa chua (lactobacillus), men sữa (lactaza), axit sữa (axit lactic), giúp cho việc tiêu hóa, rất có lợi cho viêm dạ dày mãn tính.


2. Táo bón


Táo bón là do ruột già vận động chậm, hấp thụ nước quá nhiều, phân khô và cứng tích lại trong ruột già không đẩy ra được, có triệu chứng là số lần đại tiện ít, lượng phân ít, đại tiện khó.


Bệnh táo bón cần chú ý:


- Nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.


- Uống nhiều nước.


- Tránh ăn các thực phẩm dễ gây táo bón như sữa bò, thức ăn từ sữa, đậu phụ khô.


- Tránh ăn thức ăn quá tinh như thịt, trứng, sữa bởi ăn quá nhiều cũng gây táo bón.

3. Viêm túi mật, sỏi túi mật


Viêm túi mật và sỏi túi mật thường đi kèm với nhau, hay xảy ra với người trung niên trở lên, nhất là ở phụ nữ béo và sinh nhiều con. Thường là sau khi ăn thức ăn nhiều chất béo thì đột nhiên thấy đau nhiều ở bụng bên phải, đau lan về phía vai phải, đau rất dữ dội làm bệnh nhân vật vã, toát mồ hôi, kèm theo lợm giọng, nôn mửa, sốt cao, rét run.

Cách phòng và chữa bệnh viêm túi mật, sỏi trong túi mật có liên quan mật thiết đến ăn uống.

- Khống chế lượng chất béo có thể làm giảm nhẹ hoặc làm hết cơn đau.


- Nên ăn các loại thực phẩm được chế biến dưới hình thức hầm, ninh, luộc, hấp là chủ yếu không nên chiên.


- Vì tạo ra sỏi ở mật có liên quan đến lượng cholesterol trong cơ thể quá cao, cho nên cần hạn chế các thức ăn có chứa cholesterol như lòng đỏ trứng, trứng cá, tủy não, gan, thịt mỡ...


- Các loại rượu và thức ăn có chất kích thích, các loại gia vị mạnh đều có thể sinh ra các chất làm tăng co bóp của túi mật, khiến các cơ ở cổ túi mật không kịp giãn cho nước mật chảy ra, có thể dẫn đến kết sỏi mật và viêm túi mật cấp tính, do vậy cần phải hạn chế ăn các thức ăn đó.


4. Béo phì

Bệnh béo phì là do ăn uống nhiều năng lượng trong thời gian dài, dinh dưỡng quá thừa, nhưng hoạt động ít. Các chất dư thừa chuyển hóa thành mỡ, tích tụ lại dưới da hoặc ở các bộ phận của cơ thể. Nói chung nếu vượt quá tiêu chuẩn cân nặng 20% là bị béo phì. Với bệnh này cần chú ý:


- Tránh ăn những thức ăn có nhiều mỡ động vật như bơ, thịt mỡ, ngan, vịt, ngỗng quay, các món điểm tâm rán, xào bằng mỡ, kể cả các món ăn giàu cholesterol như cá, lòng đỏ trứng.


- Không nên ăn hoặc ăn ít khoai lang, khoai tây, bột ngó sen ngọt, mứt quả, mật ong, kẹo, mứt, bột sữa mạch nha.


- Tránh ăn nhiều vào bữa tối. Khoa học đã chứng minh, ăn vào nửa buổi sáng có ảnh hưởng đến cơ thể ít hơn ăn vào nửa buổi chiều. Nhiều người có thói quen bữa tối ăn thật nhiều, tập quán này cần phải thay đổi.


5. Huyết áp cao

- Bệnh huyết áp cao nên tránh ăn nhiều và lâu dài thức ăn giàu cholesterol. Vì như thế sẽ làm mỡ trong máu lên cao, khiến tính đàn hồi của động mạch bị giảm, dẫn đến huyết áp tâm trương tăng cao.


- Tránh ăn nhiều muối. Muối ăn thông thường có hàm lượng clorua natri từ 90% trở lên. Theo nghiên cứu thì lượng muối ăn và huyết áp cao có quan hệ mật thiết. Vì vậy có người gọi muối ăn là đồng phạm của huyết áp cao.


6. Động mạch vành


- Tránh thức ăn nhiều chất béo.

- Tránh uống rượu mạnh.

- Tránh tắm sau khi ăn, vì người bệnh đang gặp trở ngại về cung cấp máu của cơ tim ở mức độ khác nhau, nếu sau khi ăn tắm ngay, thì lúc đó số lượng lớn máu đang trải ra ở hệ thống tiêu hóa và da toàn thân, sẽ khiến việc cung cấp máu của cơ tim càng khó khăn, do đó dễ gây ra nhồi máu cơ tim.

- Tránh ăn quá no đặc biệt là đối với những người sau khi ăn hay bị đau nhói tim.

- Kiêng hút thuốc.


7. Mạch máu não

- Tránh ăn thức ăn giàu natri. Ăn ít muối, mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 5g, vì natri nhiều làm tăng huyết áp.


- Tránh thức ăn giàu chất béo, vì nó sẽ làm tăng thêm độ quánh của máu.


- Tránh ăn nhiều đường và các chất ngọt, vì đường trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất béo cũng làm tăng độ quánh của máu.


- Tránh hút thuốc, vì nicotin làm độ quánh của máu tăng cao, rượu chứa cồn có thể làm cho trao đổi chất béo bị rối loạn.


8. Bệnh đàn ông

- Tránh uống rượu: Uống rượu sẽ làm bệnh liệt dương nặng thêm. Uống rượu quá nhiều hoặc say rượu làm cho tuyến sinh dục trúng độc, biểu hiện ở mức testosteron hạ thấp.

Người bình thường không hay uống rượu, đột nhiên uống phải rượu mạnh cũng có thể dẫn đến mức testosteron hạ thấp gây liệt dương.


- Tránh ăn rau cần: Ăn rau cần thường xuyên có thể làm cho số lượng tinh trùng giảm xuống. Vì vậy người ít tinh trùng nên tránh ăn rau cần, nếu không dù uống bao nhiêu thuốc bổ, cũng vô ích.


- Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nam giới vô sinh. Y học đã chứng minh, nồng độ tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng hoạt động của người hút thuốc lá thấp hơn nhiều so với người không hút.


9. Đái tháo đường



Đái tháo đường là loại bệnh mãn tính và yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khá chặt chẽ:


- Hạn chế thức ăn có đường.


- Hạn chế lượng muối ăn, muối có thể kích thích men amilaza tiêu hóa số đường glucoza đã hấp thu, làm ảnh hưởng đến trao đổi đường trong cơ thể và chất insulin làm nồng độ đường trong máu tăng lên.


- Kiêng uống rượu: Insulin làm tăng thêm độc tính của rượu, vì vậy khi đang tiêm insulin tuyệt đối không được uống rượu trắng, cả rượu vang nho và bia cũng không nên uống.


- Kiêng ăn thức ăn béo, ngọt, nhiều gia vị.


- Kiêng hút thuốc bởi chất nicôtin có thể kích thích sự tiết dịch của tuyến thượng thận làm đường huyết tăng lên.


Lượng nicôtin ít, có tác dụng gây hưng phấn hệ thống thần kinh trung ương, lượng nicôtin nhiều sẽ ức chế hoặc làm tê liệt thần kinh trung ương, rất có hại đối với người bị đái tháo đường, nhất là người chữa bằng insulin càng phải kiêng hút thuốc lá.


10. Bướu cổ

- Chế độ dinh dưỡng của bị người bệnh này cần giàu nhiệt lượng, giàu vitamin, đủ hydratcacbon và protein.


- Tránh các loại thức ăn có tính kích thích, các loại rượu để không làm tăng thêm sự hưng phấn thần kinh của bệnh nhân.


- Tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho tình cảm được ổn định, lạc quan để không có phản ứng kích thích xấu, cho việc khôi phục sức khỏe.


- Nếu chỉ là bướu cổ đơn thuần, kiêng ăn các loại rau như cải canh, củ cải, vì ăn những thứ rau này sẽ sinh ra muối sunfoxianat có thể mau chóng chuyển thành axit sunfoxyanic là chất làm to tuyến giáp trạng.


- Không nên ăn nhiều các loại quả có chứa nhiều sắc tố thực vật như cam, quít, táo, lê, nho, vì trong những hoa quả này có chứa chất flavon, sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit diglycerobenzoic và axit ferulic đều là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh nặng thêm.


11. Ung thư



- Tránh ăn nhiều muối.


- Tránh ăn thực phẩm đã bị cháy.


- Tránh ăn thức ăn bị mốc, nhất là lạc, ngô, đậu tương đã mốc, vì trong đó có chứa aflatoxin là chất gây ung thư cực mạnh.


- Tránh ăn thức ăn còn dư lượng thuốc sát trùng, vì một số thuốc sát trùng có chứa chất gây ung thư.


- Tránh uống rượu.

- Nên ăn nhiều rau quả.


12. Loãng xương


Chứng loãng xương gặp nhiều ở phụ nữ và người già, do thiếu chất canxi hoặc nguyên nhân khác làm giảm độ cứng của xương. Với bệnh này cần lưu ý:

- Tránh ăn nhiều đường bởi đường có thể ảnh hưởng sự hấp thụ canxi, gián tiếp dẫn đến chứng loãng xương.


- Tránh ăn nhiều chất protein, vì chất protein vào cơ thể quá nhiều sẽ làm mất canxi. Theo nghiên cứu, nếu trung bình một người phụ nữ cần 65g protein mỗi ngày, mà ta lại tăng lên đến 98g, thì sẽ có 26g canxi bị mất đi mỗi ngày.


- Tránh ăn quá mặn dễ làm mất canxi và làm nặng thêm chứng loãng xương.


- Tránh uống cà phê. Người nghiện cà phê bị mất nhiều canxi hơn người không nghiện.


13. Bệnh gan

Người bị viêm gan cần nhiều dinh dưỡng hơn người khỏe mạnh để duy trì chức năng trao đổi trong cơ thể giúp khôi phục tế bào gan. Vì vậy, hàng ngày bổ sung một lượng đường glucoza, protein và chất béo.


Tuy nhiên, không phải càng ăn nhiều càng ăn tốt thì bệnh càng chóng khỏi, mà ngược lại còn có hại. Kết quả nghiên cứu cho biết, nếu đường glucoza có quá nhiều trong cơ thể sẽ chuyển thành đường phosphotrioza, loại đường này ở trong gan lại chuyển thành chất mỡ, làm cho chất béo trong máu tăng lên, khiến cho tốc độ máu chảy chậm lại, độ nhớt của máu tăng, các mạch máu nhỏ dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến một số biến chứng của hệ tim mạch.


Ngoài ra, người bị viêm gan thường phải nằm lâu ở trên giường, ít hoạt động, bổ sung đường và chất béo quá nhiều, cộng thêm sự rối loạn trong trao đổi đường, cơ thể dần dần béo lên, gan sẽ có thể thay đổi từ viêm gan trở thành gan nhiễm mỡ.


Đồng thời, ăn nhiều chất ngọt và chất béo hoặc ăn uống vô độ làm cho dạ dày và ruột không kịp tiêu hóa, sinh ra đầy bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy người bị viêm gan không nên ăn nhiều đường và thịt. Đặc biệt nên ăn ít thịt mỡ, tránh tuyệt đối uống rượu.


14. Hội chứng thời kỳ mãn kinh



Trong thời kỳ mãn kinh, chế độ dinh dưỡng cần lưu ý:


- Nên ăn thức ăn giàu protein như trứng gà, sữa bò, thịt nạc, cá, đậu tương và các thức ăn giàu canxi, giàu sắt, nhiều đồng, như các loại hải sản, gan động vật, tiết động vật, rau xanh, quả tươi, quả khô. Cũng nên bổ sung nhiều thức ăn làm hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu như ngô, đậu xanh, rau cần, hoa quả.


- Tránh ăn thức ăn có nhiều muối, nên ăn nhạt. Mỗi ngày không được ăn quá 8g muối. Không ăn hoặc ăn ít thức ăn nhiều muối như dưa muối, thịt muối, thịt xông khói, lạp xưởng, tương, đề phòng bị phù, do chứa nhiều natri.


- Tránh thức ăn giàu đường, giàu mỡ. Nên ăn ít đường, bánh ngọt và đồ uống nhiều đường để tránh béo phì và đái tháo đường. Không nên ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, mỡ động vật và lòng đỏ trứng để phòng xơ cứng động mạch dẫn đến bệnh động mạch vành.


- Hạn chế uống cà phê, trà và côca-côla. Để tránh mất cân bằng canxi, giảm bớt tình trạng canxi bị mất theo đường nước tiểu.


15. Phụ nữ sau khi nạo, sảy thai




Phụ nữ sau khi nạo, sảy thai máu ra nhiều hay xuất hiện các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, tim hồi hộp, chán ăn, tụt nhiệt độ. Lúc này, chế độ ăn uống rất cần chú ý giữ gìn.


- Nên ăn thức ăn giàu protein như thịt gà, thịt nạc, các loại trứng, sữa, các loại đỗ đậu và chế phẩm của đậu để bổ sung protein.


- Người yếu ra nhiều mồ hôi, nên bổ sung các loại vitamin hòa tan trong nước như C, B1, B2 từ các loại rau tươi, lòng đỏ trứng.


- Nên ăn nhiều loại rau có nhiều xơ như rau cần, rau hẹ, cải trắng và các loại quả, củ để đề phòng táo bón.


- Tránh ăn thức ăn có chất kích thích như ớt, hồ tiêu, gừng rượu, giấm vì những chất này có thể kích thích bộ phận sinh dục làm sung huyết và tăng thêm lượng huyết hành kinh.


- Nên ăn các loại thức ăn có tính nóng và bổ. Tránh ăn thức ăn có tính hàn như cua, trai, hến, ốc, rất bất lợi cho việc hồi phục sức khỏe.


- Hạn chế ăn chất béo vì sau khi nạo, sảy thai sẽ phải nghỉ ngơi. Giảm bớt protein, đường, vitamin để tránh béo phì.

Phần mền giúp các kỹ thuật viên xét nghiệm đếm tế bào

Đây là phần mềm miễn phí , xem chi tiết tại website http://www.nickels.fi/ .
về PC, giải nén vào một thư mục rồi tạo shortcut trên desktop cho tập tin hemodiff.exe là sử dụng được ngay, không cần cài đặt.

Download tại đây nhé

Ký tự ABC trong Y khoa

tham khảo sưu tập tiện post cho mọi người cùng biết, để dễ nhớ một số vấn đề nhạy cảm trong y khoa người ta mượn một số từ có nghĩa và trích tắt:

1.Điều trị̣ hội chứng mạch vành cấp (Acute Coronary Syndrome)
ABCD:
Aspirin
Beta blocker
Coagulation (anticoagulation with heparin/LMW Heparin)
Double product control (decrease heart rate and blood pressure)

2.Đọc XQ ngực (Chest radiograph: checklist to examine)
ABCDEFGHI:
Aorta
Bronchus
Cord, spinal
Diaphragm (look for hyperinflation)
Eosphagus (look for foreign body)
Fracture (ribs)
Gas (look for pneumothorax)
Heart (look for cardiomegaly)
Iatrogenic (subclavian line, pacemakers)

3.Đặc trưng tăng áp lực TM cửa (Portal hypertension)
ABCDE:
Ascites
Bleeding (haematemesis, piles)
Caput medusae
Diminished liver
Enlarged spleen

4.Nguyên nhân nôn không do tiêu hóa (Vomiting: non-GIT differential)
ABCDEFGHI:
Acute renal failure
Brain [increased ICP]
Cardiac [inferior MI]
DKA
Ears [labyrinthitis]
Foreign substances [Tylenol, theo, etc.]
Glaucoma
Hyperemesis gravidarum
Infection [pyelonephritis, meningitis]

5.Nguyên nhân chảy máu tiêu hóa (GI bleeding)
ABCDEFGHI:
Angiodysplasia
Bowel cancer
Colitis
Diverticulitis/ Duodenal ulcer
Epitaxis/ Esophageal (cancer, esophagitis, varices)
Fistula (anal, aortaenteric)
Gastric (cancer, ulcer, gastritis)
Hemorrhoids
Infectious diarrhoea/ IBD/ Ischemic bowel
Thuốc điều trị ung thư tác động từ quá trình A
6.Thuốc điều trị ung thư tác động từ quá trình ADN->mRNA (Cancer drugs: time of action between DNA->mRNA)

ABCDEF:
Alkylating agents
Bleomycin
Cisplastin
Dactinomycin/ Doxorubicin
Etoposide
Flutamide and other steroids or their antagonists (eg tamoxifen, leuprolide)

7.yếu tố tác động gây nên bệnh Gan-Não (Hepatic encephalopathy)

ABCDEFI:
Alcohol withdrawal
Bleeding (GI)
Constipation
Drugs: withdraw any sedatives/narcotics
Electrolyte imbalances
Fluid depletion: stop diuretics
Infections: treat vigorously

8.Khai thác bệnh sử người bệnh

ABCDEFGHI:
Asthma
Blood pressure (say: 'blood pressure problems')
CVA (say: 'stroke')
Diabetes mellitus (say: 'diabetes')
Epilepsy
Fever, rheumatic
Gastrointestinal (jaundice)
Heart attack
Infection (TB)

9.Điều trị nhịp nhanh trên thất (Supraventricular tachycardia)

ABCDE:
Adenosine
Beta-blocker
Calcium channel antagonist
Digoxin
Excitation (vagal stimulation)

10.Hậu quả Suy thận mạn (Renal failure (chronic))
ABCDEFG:

Anemia
-due to less EPO
Bone alterations
-osteomalacia
-osteoporosis
-von Recklinghausen

Cardiopulmonary
-atherosclerosis
-CHF
-hypertension
-pericarditis

D vitamin loss
Electrolyte imbalance
-sodium loss/gain
-metabolic acidosis
-hyperkalemia
Feverous infections
-due to leukocyte abnormalities and dialysis hazards

GI disturbances
-haemorrhagic gastritis
-peptic ulcer disease
-intractable hiccups

11.Các giai đoạn của bệnh Alzheimer:

ABCD:
Amnesic phase (forgetting keys, leaving cooker on)
Behavioural problems (antisocial, wandering)
Cortical phase (incontinence, falls)
Decerebrate phase (return of primitive reflexes)

12.Chứng nhìn đôi Diplopia (uniocular):
ABCD:
Astigmatism
Behavioral: psychogenic
Cataract
Dislocated lens

13.Chống chỉ định dùng Block Beta

ABCDE:
Asthma
Block (heart block)
COPD
Diabetes mellitus
Electrolyte (hyperkalemia)

14.Viêm phổi phải nhập viện điều trị

ABCD:
Age greater than 60
Blood urea greater than 7 mmol/l
Confusion
Diastolic BP less than 60 mmHg
·Hospitalise the pneumonia patient if 2 or more of these criteria are met.

15.Chăm sóc sớm trẻ sơ sinh

ABCDE:
Amniotic fluid leakage?
Bleeding vaginally?
Contractions?
Dysuria?
Edema?
Fetal movement?

16.Thuốc điều trị cấp cứu nhồi máu cơ tim (Myocardial infarction)
ABCD:
Aspirin
Beta blockers
Clot busters (thromboytics)
Dynamite (nitrates)

17.Điều trị rung nhỉ (Atrial fibrillation)
ABCD:
Anti-coagulate
Beta-block to control rate
Cardiovert
Digoxin

18.Nguyên nhân trẻ em đái máu (Haematuria)

ABCDEFGHIJK:
Anatomy (cysts, etc)
Bladder (cystitis)
Cancer (Wilm's tumour)
Drug related (cyclophosphamide)
Exercise induced
Factitious (Munchausen by proxy)
Glomerulonephritis
Haematology (bleeding disorder, sickle cell)
Infection (UTI)
In Jury (trauma)
Kidney stones (hypercalciuria)

19.Điều trị tăng HA
ABCD:
ACE inhibitors/ AngII antagonists (sometimes Alpha agonists also)
Beta blockers
Calcium antagonists
Diuretics (sometimes vasoDilators also)na
20.Tác dụng không mong muốn của thuốc kháng cholinergic (Anticholinergic)

Anorexia
Blurry vision
Constipation/ Confusion
Dry Mouth
Sedation/ Stasis of urine

21.Nguyên nhân tăng Ure máu

ABCD:
Azotremia (pre-renal)
Bleeding (GI)
Catabolic status
Diet (high protein parenteral nutrition)

22.Triệu chứng clubbing ở những bệnh hô hấp
ABCDEF:
Abcess (lung)
Bronchiectasis (including CF)
Cancer (lung)
Decreased oxygen (hypoxia)
Empyaema
Fibrosing alveolitis

23.Yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản
ABCDEF:
Achalasia
Barret's esophagus
Corrosive esophagitis
Diverticuliis
Esophageal web
Familial

24.Thiếu máu tế bào to (Macrocytic anemia)

ABCDEF:
Alcohol + liver disease
B12 deficiency
Compensatory reticulocytosis (blood loss and hemolysis)
Drug (cytotoxic and AZT)/ Dysplasia (marrow problems)
Endocrine (hypothyroidism)
Folate deficieny/ Fetus (pregnancy)

25.hội chứng to đầu chi (Acromegaly symptoms)

ABCDEF:
Arthralgia/ Arthritis
Blood pressure raised
Carpal tunnel syndrome
Diabetes
Enlargemed organs
Field defect

26.Các bước cấp cứu cơ bản
ABCDE:
Airway
Breathing
Circulation
Drugs
Environment

27.Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
ABCDE:
Aging
Bang: trauma, other injuries (eg infrared)
Congenital
Diabetes and other metabolic disturbances (eg steroids)
Eye diseases: glaucoma, uveitis

28.Bệnh lý mạch ngoại vi
ABCDEF:
Atherosclerosis.
Buerger's disease (TAO)
Cyanosis/ Cold agglutinin/ Connective tissue disease (Raynaud's phenomenon)
Deep vein phlebothrombosis
Embolism
inFlammation of veins

......

những học thuyết Nhu cầu người Điều dưỡng nên biết

1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NHU CẦU CỦA CÁC NHÀ TÂM LÝ HỌC PHƯƠNG TÂY
1.1 Tâm lý học hành vi về nhu cầu
Chủ nghĩa Hành vi do nhà tâm lý hoc Mỹ J.Watson (1878/1895) sáng lập. Ông cho rằng: tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi cơ thể. Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài, nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó, nó được thể hiện bằng công thức hành vi nổi tiếng S-R
Do vậy, theo Tâm lý hoc hành vi, mọi vấn đề tâm lý như ý thức, tư tưởng, tình cảm, ý chí, nhu cầu, động cơ…đều là những khái niệm mơ hồ, không ai thấy được, sờ thấy được, đo được, đếm được. Do vậy, tất cả chúng đều là phi vật chất, và không thể quyết định được một hiện tựơng vật chất.
Song nếu xét về thực chất, ngay từ đầu thế kỉ 19, các tác giả như Wkoler, Ethordike, NE.Miller đã có những thí nghiệm nghiên cứu về nhu cầu ở động vật và khẳng định: các kiểu hành vi của con vật được thúc đẩy bởi nhu cầu (bằng việc đưa ra “luật hiệu ứng” và giả thuyết về mối liên hệ kích thích – phản ứng), từ đó kết luận: Nhu cầu có thể quyết định hành vi.
Sau này, các đại biểu tâm lý hoc Hành vi mới đưa vào công thức S – R một biến số 0 – biến số trung gian: đó là nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống…các tác giả này giải thích rằng: O là biến số trung gian có tác dụng điều chỉnh đáp ứng phù hợp với các kích thích vào cơ thể.
Xét về mặt quan điểm: các nhà hành vi không coi nhu cầu là thuộc về tâm lý, nhưng trên thực tế, nghiên cứu của họ cho thấy các thực nghiệm đã chỉ ra các nhà tâm lý học hành vi nghiên cứu khá rõ và kĩ về nhu cầu, đặc biệt là những nhu cầu cụ thể, nhu cầu sinh lý.
Điểm hạn chế của họ là: họ quan niệm đồng nhất nhu cầu ở con người và nhu cầu ở con vật. Thiếu sót này do các thực nghiệm mà các nhà hành vi dựa vào để đi đến kết luận thường là thực nghiệm trệ động vật.
1.2Tâm lý học hiện sinh về vấn đề nhu cầu.
Clack Hull với thuyết xung năng theo hướng tiếp cận sinh học cho rằng: các nhu cầu sinh lý chi phối đời sống con người. Ông không phủ định sự có mặt của những nhu cầu, động cơ khác nhưng theo ông, chúng kết hợp và bị chi phối bởi nhu cầu thể chất, thúc đẩy hoạt động của con người.
Về bản chất, thuyết xung năng đã sinh vật hoá nhu cầu của con người. Xem nhu cầu như là xung năng mang tính sinh vật, nảy sinh từ sự thiếu hụt thức ăn, nước uống, không khí, nguy hiểm…qua đó phủ nhận tính xã hội, bản chất xã hội của nhu cầu. Quy gán: nhu cầu nội tâm và nhu cầu xã hội đều do yếu tố sinh vật tạo ra.
1.3Phân tâm học về nhu cầu
Thuyết phân tâm do Freud (1856 – 1939) xây dựng nên. Trong quá tình nghiên cứu của mình, ông cũng đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong “Lý thuyết bản năng của con người”. Ông khẳng định, Phân tâm học coi trọng nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Việc thoả mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng, kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người. “Khát dục trong Phân tâm học không có ý nói đến việc thoả mãn những khát khao thông thường mà là sự đòi hỏi thoả mãn những khát khao mãnh liệt. Những mong muốn này được thoả mãn sẽ đem lại cho con người những khoái cảm đặc biệt và sẽ tạo ra một trạng thái tâm lý sung sướng, khoan khoái, dễ chịu. Khi một khát vọng nào đó chưa được thoả mãn thì sự căng thẳng về mặt tâm lý lên đến tột đỉnh”[Freud và Phân tâm học – Tr.47]
Erich Fromm nhà phân tâm học mới quan niệm rằng: “nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con người. Đó là những nhu cầu:
1. Nhu cầu quan hệ người – người.
2. Nhu cầu tồn tại “cái tâm” con người
3. Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo.
4. Nhu cầu về sụ bền vững và hài hoà.
5. Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.
Những nhu cầu này tạo là thành phần tạo nên nhân cách”. [Tr.70 Tâm lý học nhân cách – Nguyễn Ngọc Bích – Nxb ĐHQG – Hà Nội]
1.4Các nhà tâm lý học Gestal về nhu cầu.
Các nhà nghiên cúu tâm lý nổi tiếng của trường phái này là: W.Wertheimer, Kohler, Kolka, đặc biệt là Kutrtlevan với các nghiên cứu của ông về vấn đề động cơ và nhân cách, tâm lý học xã hội đều có đề cập đến nhân tố thúc đẩy hoạt động của con người, không chỉ có xung năng mà còn có cả nhu cầu xã hội. Khi xuất hiện một nhu cầu nào đó, xuất hiện đồng thời liên tưởng có liên quan đến các nhu cầu đó của chủ thể. Với mọi ý nghĩ của con người đều có liên quan đến các nhu cầu khác nhau, vì vậy, tạo ra một chuỗi những căng thẳng là nguồn gốc tính cực của hoạt động, đồng thời mang tính tích cực hoạt động, giảm trạng thái căng thẳng đó.
1.5Tâm lý học nhân văn về nhu cầu.
Tâm lý học nhân văn ra đời như một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của trường phái tâm lý học nhân văn là “Thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 – 1970).
Theo lý thuyết của ông thì nhu cầu của con người hình thành tạo nên một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ít cấp thiết hơn. Hệ thống đó được trình bày như sau:

1) Physiological: các nhu cầu cơ thể như đói, khát, mệt, ....;
2) Safety/security: nhu cầu được an tòan, không bị nguy hiểm;
3) Belonginess and Love: nhu cầu sở hữu và yêu thương, liên hệ với người khác và được chấp nhận;
4) Esteem: nhu cầu được tôn trọng, được tán thành, được biết đến;
5) Cognitive: nhu cầu nhận thức, khám phá;
6) Aesthetic: nhu cầu thẩm mỹ, vươn tới cái đẹp;
7) Self-actualization: nhu cầu tự hòan thiện, tự khẳng định mình;
8 ) Self-transcendence: nhu cầu tham gia vào những mối liên hệ liên cá nhân, vượt ra khỏi cái tôi của mình, giúp người khác tự khẳng định họ và tự nhận ra những giá trị của họ.
Theo ông, tầm quan trọng của các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên theo thang nhu cầu: từ mức thứ nhất đến mức thứ năm. Bốn mức nhu cầu đầu tiên ông gọi đó là nhóm nhu cầu thiếu hụt. Còn ở mức thứ năm, ông chia nhỏ hơn: nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết..ông gọi là nhóm các nhu cầu phát triển. Sự phân chia này tuy theo thang bậc nhưng nó không phải là cố định mà chúng linh hoạt, thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể.
1.5Một số quan điểm khác
Henrry Musay, khi nghiên cứu về vấn đề nhu cầu khẳng định: nhu cầu là một tổ chức cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành vi. Nhu cầu ở mỗi người khác nhau về cường độ mức độ, đồng thời các loại nhu cầu chiếm ưu thế cũng khác nhau ở mỗi người. Ảnh hưởng của phâm tâm học, ông cho rằng nhu cầu quy định xu hướng nhân cách đều xuất phát từ nguồn năng lượng libido vô thức.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra quan điểm tiến bộ về nhu cầu: thể nghiệm ban đầu là cảm giác băn khoăn luôn ám ảnh, con người cũng như con người đều thiếu thốn một cái gì đó, nó là cần thiết của chủ thể cần cho hoạt động sống và do đó, gây cho chủ thể một mục đích tính tích cực nhất định.
Phillip Kotler khi nghiên cứu về nhu cầu trong hoạt động quản trị kinh doanh đã đưa ra quan điểm phân biệt nhu cầu, mong muốn và yêu cầu.
Theo ông, nhu cầu là trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó của cơ thể, tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể và nhân thân của con người.
Mong muốn là ước ao có được những thứ cụ thể để được thoả mãn nhu cầu sâu xa nào đó. Nó không ngừng phát triển và được định hình bởi các lực lượng và chế định xã hội.
Yêu cầu là mong muốn có được những thứ cụ thể được hậu thuẫn của khả năng có thể chiếm lĩnh và thái độ sẵn sàng chiếm lĩnh chúng (trong kinh doanh, nó là những sảm phẩm cụ thể được hậu thuẫn bởi khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng) Từ đó, ông khẳng định: “những người làm makerting không tạo ra nhu cầu, nhu cầu đã tồn tại trước khi có những người làm maketting”.
Ông cũng chia nhu cầu ra 5 kiểu khác nhau:
1. Nhu cầu đựơc nói ra
2. Nhu cầu thực tế
3. Nhu cầu không đựơc nói ra
4. Nhu cầu được thích thú
5. Nhu cầu thầm kín
Nhìn chung, quan điểm của ông về nhu cầu chỉ là ứng dụng trong hoạt động quản trị kinh doanh. Nhưng nó cũng đóng góp một phần trong việc tìm hiểu nhu cầu của con người.

2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ NHU CẦU CỦA CÁC NHÀ TÂM LÝ HỌC XÔ VIẾT
Sau Cách mạng tháng Mười, nền tâm lý học ở Liên Xô đã có bước phát triển mạnh mẽ. Dưới ánh sáng của triết học Mác – Lênin, các nhà tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về con người, đời sống tâm lý người đã khẳng định: nhu cầu là yếu tố bên trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người.
Ngay trong triết học, F.Ằnghen – tuy không phải là một nhà tâm lý học, nhưng khi nói về quan điểm của mình về nhu cầu. ông khẳng định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng và đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mìn là do nhu cầu của mình quyết định (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con người, làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằng hoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định. (F. Anghen – Phép biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật,H. trang 280)
D.N. Uznetze người đầu tiên trong tâm lý học Xô viết nghiên cứu về nhu cầu. Ông khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi. Tương ứng theo mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu. Ông cho rằng: không có gì đặc trưng cho một cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở nhu cầu. Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng.. . Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi, ông quan niệm rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành vi. Và ông cũng cho rằng: dựa vào nhu cầu của con người để phân loại hành vi của con người.
X.L Rubinstein khẳng định rằng con người có nhu cầu sinh vật, nhưng bản chất của con người là sản phẩm của xã hội vì thế phải xem xét đồng thời các vấn đề cơ bản của con người với nhân cách. Nói đến nhu cầu của con người nói đến việc đòi hỏi một cái gì đó hay một điều gì đó nằm ngoài con người. thể) trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu. Khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy một mặt phụ thuộc vào thế giới đối tượng, trong những điều kiện cụ thể, mặt khác nó phụ thụôc vào sự nỗ lực, năng lực của chính chủ thể. Do đó, do đó, khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ thống là: thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể. Tức là phải có mối quan hệ thống nhất giữa hai yếu tố khách quan (của đối tượng) và yếu tố chủ quan (của chủ thể) trong hoạt động thoả mãn nhu cầu.
Nhu cầu mang tính tích cực, thúc đẩy con người hoạt động tìm kiếm cách thức, phương tiện đối tượng thoả mãn nó.
P.X. Ximonov thì cho rằng: trong trường hợp nhu cầu cấp bách xuất hiện mà thiếu hụt thông tin về khả năng thoả mãn, sẽ náy inh những rung cảm âm tính, tăng năng lượng nhu cầu. Tuy nhiên, kết quả hành vi lại không thuận lợi. Kết quả dương tính sẽ làm giảm tổng thể các hành động thoả mãn nhu cầu. Theo ông, đặc điểm nhu cầu phụ thuộc vào việc được trang bị thông tin, công cụ và cách thức nhằm thoả mãn nhu cầu.
A.N.Leonchiep cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó. Trong mối quan hệ giữa đối tượng thoả mãn nhu cầu và nhu cầu, ông cho rằng: đối tượng tồn tại một khách quan và không xuất hiện khi chủ thể mới chỉ có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Chỉ khi chủ thể thực sự hoạt động thì đối tượng thoả mãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra. Nhờ có sự lộ diện ấy mà nhu cầu mới có tính đối tượng của nó.
Nhu cầu, với tính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể được thực thi trong hoạt động. Lúc đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động, chỉ đến khi chủ thể thực sự bắt đầu hành động với đối tượng thì lập tức xảy ra sự biến hoá của nhu cầu, nó không còn tồn tại một cách tiềm tàng. Sự phát triển của hoạt động càng đi bao xa bao nhiêu thì nhu cầu càng chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động.
Ông phê phán việc tách nhu cầu ra khỏi hoạt động vì như vậy sẽ coi nhu cầu là điểm xuất phát của hoạt động. Mối liên hệ giữa hoạt động với nhu cầu được ông mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động. Luận điểm này đáp ứng được quan điểm Macxit về nhu cầu. Luận điểm này cho rằng nhu cầu của con người được sản xuất ra. Đó là luận điểm có ý nghĩa đối với tâm lý học. Ông còn cho rằng: nhu cầu của con người không chỉ được sản xuất ra mà còn được cải biến ngày trong quá trình sản xuất và tiêu thụ và đó là mấu chốt để hiểu được bản chất của các nhu cầu của con người.
Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi mà đối tượng của nhu cầu xuất hiện, cái mà được nhận biết (được cảm nhân, được hình dung, hoặc được tư duy) thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động, tức là trở thành động cơ. Hay, nội dung đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạt động. Một hoạt động diễn ra bao giờ cũng hướng vào việc đạt mục đích đạt kết quả nhất định nào đó. Động cơ của hoạt động chính là cái nhu cầu đã được đối tượng hoá và được hình dung trước dưới dạng các biểu tượng của kết quả hoạt động.
B.Ph. Lomov khi nghiên cứu về nhân cách, ông cũng đề cập khá nhiều đến nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình. Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân” [Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong tâm lý học – Tr 479] Trong đời sống của cá nhân, nhu cầu vật chất không phải là tất cả. Con người có thể tồn tại và phát triển chỉ như một thành viên của xã hội. Còn việc “tiêu dùng” những giá trị tinh thần do xã hội tạo ra mới có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Ông cho rằng, các nhu cầu đều có cấp độ của nó. Chẳng hạn như nhu cầu nhận thức thì đi từ sự tò mò, tới sự tìm kiếm chân lý một cách say mê, nhu cầu nghỉ ngơi đi từ việc cần phải thư giãn, ngủ cho đến cách ly tạm thời với các hình thức quen thuộc của đời sống xã hội…Nhu cầu cao nhất là nhu cầu sáng tạo.

Hình ảnh người Điều dưỡng lý tưởng sẽ có cơ thể Anatomy như thế nào



- Có cái đầu cứng: để chịu đựng được áp lực
- Có mặt dày: để làm việc xin xỏ ,yêu cầu trong quản lý
- Có mắt rộng và sâu: để có tầm nhìn chiến lược trong kế hoạch và sắp xếp hành động..
- Có miệng rộng: để có lúc phải to tiếng
- Có cái lưỡi dẽo: để nói khéo trong trình bày, và động viên tư vấn cho bệnh nhân
- Có trái tim nhân hậu: để cùng nhịp đập với người bệnh và gia dình họ để ứng xử thích hợp
- Có cái bụng tốt: hỏng phải bụng bia nghen- mà là phải đối xử với đồng nghiệp và bệnh nhân theo kiểu hy sinh vì người khác
- Có bàn tay vàng: vì đây là nghề phải làm , có đôi bàn tay cứng chuyên môn, nhưng cũng dịu dàn nhẹ nhàng
- Có đôi chân vững : vị thế của người trong xã hội dễ lung lay lắm vì: lương thấp, đối xử...



"Thay đổi nhận thức và phát triển chuyên môn dựa trên nền tảng khoa học và giá trị con người là mục tiêu phấn đấu của người Điều dưỡng"

QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG



1. ÐịNH NGHĩA

Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả riêng biệt. Nhằm ngăn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khăn của bệnh nhân và thỏa mãn CÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG MỌI HOÀN CẢNH.

2. BốN BUớC CủA QUY TRìNH ÐIềU DUỡNG

Bước 1: Nhận định.

Bước 2: Yêu cầu (Lập kế hoạch chăm sóc).

Bước 3: Thực hiện.

Bước 4: Ðánh giá.

2.1. Nhận định (đánh giá ban đầu).

- Người điều dưỡng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

- Thu thập thông tin, dữ kiện về tình trạng bệnh, sức khỏe hiện tại, nhu cầu để đưa ra chẩn đoán. Muốn làm được như vậy người điều dưỡng cần phải:

2.1.1 Phỏng vấn bệnh nhân, người nhà:

- Nói chuyện, giao tiếp với bệnh nhân.

- Hỏi bệnh là một nghệ thuật đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức, khả năng phán đoán, sự khéo léo tế nhị, có kinh nghiệm và nhạy bén.

- Nguyên tắc khi hỏi bệnh nhân:

+ Ðặt câu hỏi, lắng nghe bệnh nhân (nghe nhiều hơn hỏi bệnh).

+ Quan sát nét mặt, thái độ, cử chỉ, điệu bộ... (Sử dụng tất cả các giác quan để quan sát).

+ Lưu ý các đề nghị, yêu cầu của người bệnh (nhu cầu).

- Dựa vào người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân hôn mê, trẻ nhỏ, tâm thần).

- Dựa vào chẩn đoán của bác sĩ (ở phòng khám cáp cứu, khoa điều trị).

2.1.2 Khám thực thể.

- Tùy thuộc vào tình trạng, thể chất, tâm hồn của người bệnh trong và sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc.

- Khám thực thể nhằm xác định chức năng về thể chất của người bệnh (tình trạng bệnh).

* Người điều dưỡng sử dụng 4 giác quan:

+ Nhìn:


Nhìn sự biểu lộ trên nét mặt.


Tư thế nằm trên giường

Màu sắc da, vết thương.

Kiểu thở, mức độ tỉnh táo

Quan sát tình trạng vệ sinh cá nhân

+ Nghe: Giọng nói, tiếng thở, lời phàn nàn

+ Sờ:


Ðếm mạch


Cảm giác nhiệt độ của da

Sự đàn hồi của da

(Véo da) tìm dấu hiệu mất nước

Da ẩm ướt, nhớp nháp, vã mồ hôi

Da khô

+ Ngửi:


Mùi nước tiểu


Mùi phân

Mùi dịch dẫn lưu

Mùi hơi thở ra

Ðánh giá tình trạng toàn thân bệnh nhân từ đầu đến chân.

Sau khi phỏng vấn thu thập thông tin, theo dõi khám thực thể, dựa vào sự vận dụng kiến thức giải phẫu sinh lý, triệu chứng, bệnh học, điều dưỡng tổng hợp, phân tích đưa ra chẩn đoán điều dưỡng (Chẩn đoán chăm sóc).

2.1.3 Chẩn đoán điều dưỡng.

- Giai đoạn nhận định kết thúc bằng chẩn đoán điều dưỡng.

- So sánh sự khác nhau giữa chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị điếu dưỡng.

Chẩn đoán điều trị


Chẩn đoán điều dưỡng

Mô tả một quá trình bệnh riêng biệt mà nó cũng giống nhau đối với tất cả bệnh nhân

- Hướng tới xác định bệnh

- Duy trì không thay đổi trong suốt thời gian ốm

- Bổ sung cho chẩn đoán chăm sóc

- Chỉ dẫn hành động chăm sóc độc lập


- Mô tả sự phản ứng đối với một bệnh của bệnh nhân mà nó khác nhau ở mỗi người.

- Hướng tới một cá nhân người bệnh

- Thay đổi khi phản ứng của bệnh nhân thay đổi.

- Bổ sung cho chẩn đoán điều trị

- Chỉ dẫn việc điều trị mà người y tá có thể tiến hành.

Chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị liên quan và bổ sung cho nhau.

2.2. Yêu cầu chăm sóc (lập kế hoạch chăm sóc)

2.2.1. Xác định vấn đề ưu tiên:

- Ðe dọa tính mạng người bệnh (cấp cứu, khó thở, điện giật...).

- ẢNH HƯỜNG đến sự an toàn của người bệnh.

2.2.2 Xác định mục tiêu hành động:

- Mục tiêu phải tập trung vào bệnh nhân

- Mục tiêu phải trình bày chính xác.

- Nhất thiết phải dùng động từ chỉ hành động.

2.2.3 Lựa chọn hành động chăm sóc.

- Hành động chăm sóc phải phối hợp với chỉ định điều trị.

- Hành động chăm sóc phải phù hợp với chế độ chính sách của bệnh viện (Bảo hiểm y tế).

- Hành động chăm sóc phải truyền đạt tới bệnh nhân.

2.2.4 Viết kế hoạch chăm sóc.

- Viết kế hoạch chăm sóc có tính chất bắt buộc người điều dưỡng phải xem xét lại kế hoạch theo từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện những gì đề ra có đúng mục tiêu hay không?

- Nó minh họa cho sự chăm sóc toàn diện từ lúc vào cho đến khi ra viện.

- Khi viết kế hoạch chăm sóc phải đặt câu hỏi: Cái gì? Tại SAO? LÀM NHƯ THẾ NÀO? Ở ÐÂU? Ai làm? Làm khi nào?

- Viết đơn giản dễ hiểu cho tất cả các nhân viên khác.

+ Ngày, tháng

+ Viết đúng động từ hành động

Thí dụ:

Ðo lượng nước tiểu

Chườm lạnh

Ðo nhiệt độ, mạch, huyết áp

Thay đổi tư thế

+ Nội dung của y lệnh chăm sóc:

Hoạt động gì?

Thực hiện như thế nào?

+ Trong thời gian nào?

Thí dụ: 3 giờ/1ần; 15 phút/1lần; sáng, chiều

+ Người điều dưỡng viết y lệnh và người điều dưỡng thực hiện phải ký tên

Kết luận: Viết kế hoạch chăm sóc có tác dụng:

- Giám sát các hành động của nhân viên.

- Truyền đạt tới nhân viên khác về tình hình bệnh nhân.

- Tiết kiệm thời gian.

- Nhân viên biết việc phải làm.

- Nâng cao hiệu quả chăm sóc.

2.3 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

- Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc phối hợp với nhân viên y tế khác, với bệnh nhân, với người nhà bệnh nhân.

- Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc người điều dưỡng luôn luôn nhận định bệnh nhân kể cả sự phản hồi của việc chăm sóc.

+ Thực hiện các mệnh lệnh điều trị của bác sĩ (tiêm, uống, thay băng...)

+ Thực hiện các kế hoạch liên quan đến nhu cầu của người bệnh.

+ Kế hoạch chăm sóc phải theo dõi hàng ngày, giờ...

+ Phải phù hợp với phương tiện, trang thiết bị hiện có và nhân lực của khoa.

- Hành động chăm sóc phải được thực hiện với trách nhiệm cao và mỗi điều dưỡng viên phải chịu trách nhiệm về công tác của mình làm.

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc thấy có gì bất thường phải báo ngay bác sĩ để phối hợp điều trị và chăm sóc tất hơn.

2.4 Ðánh giá.

- Kế hoạch chăm sóc là phương tiện đánh giá sự hoàn thành các mục tiêu đề ra.

- Kết quả của kế hoạch chăm sóc là ở chỗ tình trạng bệnh nhân khá hơn.

- Lập được kế hoạch chăm sóc, thực hiện mà không có sự đánh giá sẽ không thể nâng cao được chất lượng chăm sóc.

- Có đánh giá mới biết được mức độ tốt, chưa tốt để có kế hoạch thay đổi cho phù hợp những ngày, giờ sau.

Khoa............

Phòng..........

Giường........


KẾ HOẠCH CHĂM sóc

Họ tên bệnh nhân:

Chẩn đoán:

Tuổi:

Ngày tháng


Nhận định


Kế hoạch chăm sóc


Thực hiện


Ký tên

Ðánh giá

==> nếu quan tâm tham khảo thêm Điều dưỡng cơ bản tại đây nè !

Lời thề Điều dưỡng

Lời thề Điều dưỡng ( Lời thề Florence Nightingale)



Năm 1893, Bà Lystra E. Gretter và Trường đào tạo điều dưỡng Farrand đã viết một lời thề điều dưỡng phỏng theo lời thề Hippocrate. Nó được đặt tên là lời thề Florence Nightingale để vinh danh người sáng lập tôn quý của ngành điều dưỡng.

Lời thề này thường được đọc thuộc lòng một cách long trọng trong lễ tốt nghiệp của sinh viên điều dưỡng. Nó cũng thường được đọc trong các lễ kỷ niệm của điều dưỡng như là tuần lễ điều dưỡng ( 6- 12/5), ngày điều dưỡng quốc tế (12/5).
Lời thề Florence Nightingale (The Florence Nightingale Pledge)


Tôi long trọng tuyên thệ trước các đấng tối cao và sự hiện diện của người trong buổi lễ này, sẽ sống trong sạch và thực hành nghề nghiệp một cách trung thực. Tôi sẽ từ chối những gì có thể gây hại cho người khác và sẽ không cho bất kỳ loại thuốc có hại nào. Tôi sẽ dùng mọi năng lực của mình để duy trì và phát triển những chuẩn mực nghề nghiệp và sẽ giữ kín tất cả những bí mật riêng tư của người bệnh và thân nhân người bệnh. Với lòng trung thành, tôi sẽ nỗ lực để giúp các thầy thuốc thực hiện công việc và sẽ cống hiến bản thân vì sức khỏe của những người mà tôi chăm sóc.

Diễn đàn Điều dưỡng

8 Tội cần tránh của Người Thầy Thuốc

1- Có bệnh nên
xem xét đã rồi mới bốc thuốc mà vì ngại đêm mưa vất vả, không chịu đến thăm mà đã cho thuốc, đó là tội LƯỜI.

2-Có bệnh nên uống thứ thuốc nào đó mới cứu được nhưng sợ người bệnh nghèo túng, không trả được vốn, nên chỉ cho loại thuốc rẻ tiền, đó là tội BỦN XỈN.

3-Khi thấy bệnh chết đã rõ, không nói thật mà lại nói lơ mơ để làm tiền, đó là tội THAM.



4-Thấy bệnh dễ chữa, nói dối là khó, le lưỡi, chau mày, dọa cho người ta sợ để lấy nhiều tiền, đó là tội LỪA DỐI.

5-Thấy bệnh khó, đáng lý phải nói thật rồi hết sức cứu chữa nhưng lại sợ mang tiếng là không biết thuốc, vả lại, chưa chắc đã thành công, mà đã như vậy thì không được hậu lợi, nên kiên quyết không chịu chữa đến nỗi người ta bó tay chịu chết, đó là tội BẤT NHÂN.

6-Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình, khi họ mắc bệnh phải nhờ đến mình, liền nẩy ra ý nghĩ oán thù, không chịu chữa hết lòng, đó là tội HẸP HÒI.

7-Lại như thấy người mồ côi, góa bụa, người hiền, con hiếm, mà nghèo đói ốm đau thì cho là chữa mất công vô ích, không chịu hết lòng, đó là tội THẤT ĐỨC.

8-Lại như xét bệnh còn lờ mờ, sức học còn non đã cho thuốc chữa bệnh, đó là tội DỐT NÁT

Đọc trên báo sức khoẻ cộng đồng thấy cái này, post lên để anh em bình luận cái.

/////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

8 tội cần làm của người thầy thuốc


1.Xem xét bệnh kỹ nhưng không biết bệnh gì , sợ người ta nói dốt nên bốc thuốc bổ cho bệnh nhân chỉ làm cho bệnh nhân khoẻ chứ không hết bệnh -- > Tội giấu dốt

2.Có bệnh, có thể dùng nhiều loại thuốc để chữa , nhưng sợ người bệnh nghèo túng , không mua được thuốc nên chỉ cho thuốc rẻ tiền nhưng hiệu quả tương đương --> Tội tiết kiệm

3.Khi thấy bệnh chết đã rõ , không nói thât với bệnh nhân mà lại nói thật với người nhà bệnh nhân -- > Tội gian dối

4.Thấy bệnh dễ chữa nhưng gặp bệnh nhân chủ quan , coi thường bệnh,không chịu uống thuốc thì lè lưỡi , chau mày cho người ta sợ --> Tội doạ nạt

5.Thấy bệnh quá khó ,tự biết lực mình chưa đủ và không muốn lấy bệnh nhân làm vật thí nghiêm nên từ chối không chữa , giới thiệu bệnh nhân tới thầy thuốc giỏi và nhiều kinh nghiệm hơn ---> Tội tự ti

6.Có trường hợp người bệnh thường ngày bất bình với mình , bây giờ họ mắc bệnh phải nhờ đến mình , dù rất khó chịu nhưng vẫn cố gắng chữa hết lòng --> Tội không bộc trực

7.Lại thấy người mồ côi ,người goá bụa , nhà nghèo ốm đau thì chữa trị tân tình hơn những người khác ---> Tội thiên vị

8.Lại xét bệnh lờ mờ , sức học còn non thì đi hỏi thầy thuốc khác giỏi hơn,kinh nghiệm hơn để kê đơn thuốc ---> Tội dựa dẫm.