1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NHU CẦU CỦA CÁC NHÀ TÂM LÝ HỌC PHƯƠNG TÂY
1.1 Tâm lý học hành vi về nhu cầu
Chủ nghĩa Hành vi do nhà tâm lý hoc Mỹ J.Watson (1878/1895) sáng lập. Ông cho rằng: tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi cơ thể. Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài, nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó, nó được thể hiện bằng công thức hành vi nổi tiếng S-R
Do vậy, theo Tâm lý hoc hành vi, mọi vấn đề tâm lý như ý thức, tư tưởng, tình cảm, ý chí, nhu cầu, động cơ…đều là những khái niệm mơ hồ, không ai thấy được, sờ thấy được, đo được, đếm được. Do vậy, tất cả chúng đều là phi vật chất, và không thể quyết định được một hiện tựơng vật chất.
Song nếu xét về thực chất, ngay từ đầu thế kỉ 19, các tác giả như Wkoler, Ethordike, NE.Miller đã có những thí nghiệm nghiên cứu về nhu cầu ở động vật và khẳng định: các kiểu hành vi của con vật được thúc đẩy bởi nhu cầu (bằng việc đưa ra “luật hiệu ứng” và giả thuyết về mối liên hệ kích thích – phản ứng), từ đó kết luận: Nhu cầu có thể quyết định hành vi.
Sau này, các đại biểu tâm lý hoc Hành vi mới đưa vào công thức S – R một biến số 0 – biến số trung gian: đó là nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống…các tác giả này giải thích rằng: O là biến số trung gian có tác dụng điều chỉnh đáp ứng phù hợp với các kích thích vào cơ thể.
Xét về mặt quan điểm: các nhà hành vi không coi nhu cầu là thuộc về tâm lý, nhưng trên thực tế, nghiên cứu của họ cho thấy các thực nghiệm đã chỉ ra các nhà tâm lý học hành vi nghiên cứu khá rõ và kĩ về nhu cầu, đặc biệt là những nhu cầu cụ thể, nhu cầu sinh lý.
Điểm hạn chế của họ là: họ quan niệm đồng nhất nhu cầu ở con người và nhu cầu ở con vật. Thiếu sót này do các thực nghiệm mà các nhà hành vi dựa vào để đi đến kết luận thường là thực nghiệm trệ động vật.
1.2Tâm lý học hiện sinh về vấn đề nhu cầu.
Clack Hull với thuyết xung năng theo hướng tiếp cận sinh học cho rằng: các nhu cầu sinh lý chi phối đời sống con người. Ông không phủ định sự có mặt của những nhu cầu, động cơ khác nhưng theo ông, chúng kết hợp và bị chi phối bởi nhu cầu thể chất, thúc đẩy hoạt động của con người.
Về bản chất, thuyết xung năng đã sinh vật hoá nhu cầu của con người. Xem nhu cầu như là xung năng mang tính sinh vật, nảy sinh từ sự thiếu hụt thức ăn, nước uống, không khí, nguy hiểm…qua đó phủ nhận tính xã hội, bản chất xã hội của nhu cầu. Quy gán: nhu cầu nội tâm và nhu cầu xã hội đều do yếu tố sinh vật tạo ra.
1.3Phân tâm học về nhu cầu
Thuyết phân tâm do Freud (1856 – 1939) xây dựng nên. Trong quá tình nghiên cứu của mình, ông cũng đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong “Lý thuyết bản năng của con người”. Ông khẳng định, Phân tâm học coi trọng nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Việc thoả mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng, kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người. “Khát dục trong Phân tâm học không có ý nói đến việc thoả mãn những khát khao thông thường mà là sự đòi hỏi thoả mãn những khát khao mãnh liệt. Những mong muốn này được thoả mãn sẽ đem lại cho con người những khoái cảm đặc biệt và sẽ tạo ra một trạng thái tâm lý sung sướng, khoan khoái, dễ chịu. Khi một khát vọng nào đó chưa được thoả mãn thì sự căng thẳng về mặt tâm lý lên đến tột đỉnh”[Freud và Phân tâm học – Tr.47]
Erich Fromm nhà phân tâm học mới quan niệm rằng: “nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con người. Đó là những nhu cầu:
1. Nhu cầu quan hệ người – người.
2. Nhu cầu tồn tại “cái tâm” con người
3. Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo.
4. Nhu cầu về sụ bền vững và hài hoà.
5. Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.
Những nhu cầu này tạo là thành phần tạo nên nhân cách”. [Tr.70 Tâm lý học nhân cách – Nguyễn Ngọc Bích – Nxb ĐHQG – Hà Nội]
1.4Các nhà tâm lý học Gestal về nhu cầu.
Các nhà nghiên cúu tâm lý nổi tiếng của trường phái này là: W.Wertheimer, Kohler, Kolka, đặc biệt là Kutrtlevan với các nghiên cứu của ông về vấn đề động cơ và nhân cách, tâm lý học xã hội đều có đề cập đến nhân tố thúc đẩy hoạt động của con người, không chỉ có xung năng mà còn có cả nhu cầu xã hội. Khi xuất hiện một nhu cầu nào đó, xuất hiện đồng thời liên tưởng có liên quan đến các nhu cầu đó của chủ thể. Với mọi ý nghĩ của con người đều có liên quan đến các nhu cầu khác nhau, vì vậy, tạo ra một chuỗi những căng thẳng là nguồn gốc tính cực của hoạt động, đồng thời mang tính tích cực hoạt động, giảm trạng thái căng thẳng đó.
1.5Tâm lý học nhân văn về nhu cầu.
Tâm lý học nhân văn ra đời như một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của trường phái tâm lý học nhân văn là “Thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 – 1970).
Theo lý thuyết của ông thì nhu cầu của con người hình thành tạo nên một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ít cấp thiết hơn. Hệ thống đó được trình bày như sau:
1) Physiological: các nhu cầu cơ thể như đói, khát, mệt, ....;
2) Safety/security: nhu cầu được an tòan, không bị nguy hiểm;
3) Belonginess and Love: nhu cầu sở hữu và yêu thương, liên hệ với người khác và được chấp nhận;
4) Esteem: nhu cầu được tôn trọng, được tán thành, được biết đến;
5) Cognitive: nhu cầu nhận thức, khám phá;
6) Aesthetic: nhu cầu thẩm mỹ, vươn tới cái đẹp;
7) Self-actualization: nhu cầu tự hòan thiện, tự khẳng định mình;
8 ) Self-transcendence: nhu cầu tham gia vào những mối liên hệ liên cá nhân, vượt ra khỏi cái tôi của mình, giúp người khác tự khẳng định họ và tự nhận ra những giá trị của họ.
Theo ông, tầm quan trọng của các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên theo thang nhu cầu: từ mức thứ nhất đến mức thứ năm. Bốn mức nhu cầu đầu tiên ông gọi đó là nhóm nhu cầu thiếu hụt. Còn ở mức thứ năm, ông chia nhỏ hơn: nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết..ông gọi là nhóm các nhu cầu phát triển. Sự phân chia này tuy theo thang bậc nhưng nó không phải là cố định mà chúng linh hoạt, thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể.
1.5Một số quan điểm khác
Henrry Musay, khi nghiên cứu về vấn đề nhu cầu khẳng định: nhu cầu là một tổ chức cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành vi. Nhu cầu ở mỗi người khác nhau về cường độ mức độ, đồng thời các loại nhu cầu chiếm ưu thế cũng khác nhau ở mỗi người. Ảnh hưởng của phâm tâm học, ông cho rằng nhu cầu quy định xu hướng nhân cách đều xuất phát từ nguồn năng lượng libido vô thức.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra quan điểm tiến bộ về nhu cầu: thể nghiệm ban đầu là cảm giác băn khoăn luôn ám ảnh, con người cũng như con người đều thiếu thốn một cái gì đó, nó là cần thiết của chủ thể cần cho hoạt động sống và do đó, gây cho chủ thể một mục đích tính tích cực nhất định.
Phillip Kotler khi nghiên cứu về nhu cầu trong hoạt động quản trị kinh doanh đã đưa ra quan điểm phân biệt nhu cầu, mong muốn và yêu cầu.
Theo ông, nhu cầu là trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó của cơ thể, tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể và nhân thân của con người.
Mong muốn là ước ao có được những thứ cụ thể để được thoả mãn nhu cầu sâu xa nào đó. Nó không ngừng phát triển và được định hình bởi các lực lượng và chế định xã hội.
Yêu cầu là mong muốn có được những thứ cụ thể được hậu thuẫn của khả năng có thể chiếm lĩnh và thái độ sẵn sàng chiếm lĩnh chúng (trong kinh doanh, nó là những sảm phẩm cụ thể được hậu thuẫn bởi khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng) Từ đó, ông khẳng định: “những người làm makerting không tạo ra nhu cầu, nhu cầu đã tồn tại trước khi có những người làm maketting”.
Ông cũng chia nhu cầu ra 5 kiểu khác nhau:
1. Nhu cầu đựơc nói ra
2. Nhu cầu thực tế
3. Nhu cầu không đựơc nói ra
4. Nhu cầu được thích thú
5. Nhu cầu thầm kín
Nhìn chung, quan điểm của ông về nhu cầu chỉ là ứng dụng trong hoạt động quản trị kinh doanh. Nhưng nó cũng đóng góp một phần trong việc tìm hiểu nhu cầu của con người.
2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ NHU CẦU CỦA CÁC NHÀ TÂM LÝ HỌC XÔ VIẾT
Sau Cách mạng tháng Mười, nền tâm lý học ở Liên Xô đã có bước phát triển mạnh mẽ. Dưới ánh sáng của triết học Mác – Lênin, các nhà tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về con người, đời sống tâm lý người đã khẳng định: nhu cầu là yếu tố bên trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người.
Ngay trong triết học, F.Ằnghen – tuy không phải là một nhà tâm lý học, nhưng khi nói về quan điểm của mình về nhu cầu. ông khẳng định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng và đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mìn là do nhu cầu của mình quyết định (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con người, làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằng hoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định. (F. Anghen – Phép biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật,H. trang 280)
D.N. Uznetze người đầu tiên trong tâm lý học Xô viết nghiên cứu về nhu cầu. Ông khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi. Tương ứng theo mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu. Ông cho rằng: không có gì đặc trưng cho một cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở nhu cầu. Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực, với ý nghĩa này thì khái niệm nhu cầu rất rộng.. . Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi, ông quan niệm rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành vi. Và ông cũng cho rằng: dựa vào nhu cầu của con người để phân loại hành vi của con người.
X.L Rubinstein khẳng định rằng con người có nhu cầu sinh vật, nhưng bản chất của con người là sản phẩm của xã hội vì thế phải xem xét đồng thời các vấn đề cơ bản của con người với nhân cách. Nói đến nhu cầu của con người nói đến việc đòi hỏi một cái gì đó hay một điều gì đó nằm ngoài con người. thể) trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu. Khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy một mặt phụ thuộc vào thế giới đối tượng, trong những điều kiện cụ thể, mặt khác nó phụ thụôc vào sự nỗ lực, năng lực của chính chủ thể. Do đó, do đó, khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ thống là: thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể. Tức là phải có mối quan hệ thống nhất giữa hai yếu tố khách quan (của đối tượng) và yếu tố chủ quan (của chủ thể) trong hoạt động thoả mãn nhu cầu.
Nhu cầu mang tính tích cực, thúc đẩy con người hoạt động tìm kiếm cách thức, phương tiện đối tượng thoả mãn nó.
P.X. Ximonov thì cho rằng: trong trường hợp nhu cầu cấp bách xuất hiện mà thiếu hụt thông tin về khả năng thoả mãn, sẽ náy inh những rung cảm âm tính, tăng năng lượng nhu cầu. Tuy nhiên, kết quả hành vi lại không thuận lợi. Kết quả dương tính sẽ làm giảm tổng thể các hành động thoả mãn nhu cầu. Theo ông, đặc điểm nhu cầu phụ thuộc vào việc được trang bị thông tin, công cụ và cách thức nhằm thoả mãn nhu cầu.
A.N.Leonchiep cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó. Trong mối quan hệ giữa đối tượng thoả mãn nhu cầu và nhu cầu, ông cho rằng: đối tượng tồn tại một khách quan và không xuất hiện khi chủ thể mới chỉ có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Chỉ khi chủ thể thực sự hoạt động thì đối tượng thoả mãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra. Nhờ có sự lộ diện ấy mà nhu cầu mới có tính đối tượng của nó.
Nhu cầu, với tính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể được thực thi trong hoạt động. Lúc đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động, chỉ đến khi chủ thể thực sự bắt đầu hành động với đối tượng thì lập tức xảy ra sự biến hoá của nhu cầu, nó không còn tồn tại một cách tiềm tàng. Sự phát triển của hoạt động càng đi bao xa bao nhiêu thì nhu cầu càng chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động.
Ông phê phán việc tách nhu cầu ra khỏi hoạt động vì như vậy sẽ coi nhu cầu là điểm xuất phát của hoạt động. Mối liên hệ giữa hoạt động với nhu cầu được ông mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động. Luận điểm này đáp ứng được quan điểm Macxit về nhu cầu. Luận điểm này cho rằng nhu cầu của con người được sản xuất ra. Đó là luận điểm có ý nghĩa đối với tâm lý học. Ông còn cho rằng: nhu cầu của con người không chỉ được sản xuất ra mà còn được cải biến ngày trong quá trình sản xuất và tiêu thụ và đó là mấu chốt để hiểu được bản chất của các nhu cầu của con người.
Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi mà đối tượng của nhu cầu xuất hiện, cái mà được nhận biết (được cảm nhân, được hình dung, hoặc được tư duy) thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động, tức là trở thành động cơ. Hay, nội dung đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạt động. Một hoạt động diễn ra bao giờ cũng hướng vào việc đạt mục đích đạt kết quả nhất định nào đó. Động cơ của hoạt động chính là cái nhu cầu đã được đối tượng hoá và được hình dung trước dưới dạng các biểu tượng của kết quả hoạt động.
B.Ph. Lomov khi nghiên cứu về nhân cách, ông cũng đề cập khá nhiều đến nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình. Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân” [Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong tâm lý học – Tr 479] Trong đời sống của cá nhân, nhu cầu vật chất không phải là tất cả. Con người có thể tồn tại và phát triển chỉ như một thành viên của xã hội. Còn việc “tiêu dùng” những giá trị tinh thần do xã hội tạo ra mới có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Ông cho rằng, các nhu cầu đều có cấp độ của nó. Chẳng hạn như nhu cầu nhận thức thì đi từ sự tò mò, tới sự tìm kiếm chân lý một cách say mê, nhu cầu nghỉ ngơi đi từ việc cần phải thư giãn, ngủ cho đến cách ly tạm thời với các hình thức quen thuộc của đời sống xã hội…Nhu cầu cao nhất là nhu cầu sáng tạo.
Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét