Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

Tuyển dụng nhân viên cũng phải có nghệ thuật

1. Ấn tượng ban đầu.

Đó là một cảm giác mạnh, khó tả bắt chúng ta làm nô lệ ngay từ những giây phút ban đầu. Nó để lại dấu ấn trong suốt quá trình tiếp xúc và đánh giá.Ấn tượng ban đầu được hình thành.Khi đọc qua sơ yếu lý lịch của thí sinh.Từ tổng số điểm thí sinh đạt được qua các đợt thi.Trong vài phút đầu tiên tiếp xúc.Các cuộc thí nghiệm cho ta thấy 85% các quyết định tuyển chọn hay không là kết quả của bản sơ yếu lý lịch và những khoảng khắc ngắn ngủi ban đầu của buổi phỏng vấn mang lại.

2. Phân tích cụ thể chức vụ.

Đó là một trách nhiệm không nhỏ đối với những người đại diện công ty đứng ra tuyển chọn nhân viên. Nếu không có sự chuyển bị kỹ càng từ trước người tuyển dụng sẽ đánh giá sai nhân lực và chọn sai người. Để tránh trường hợp này xảy ra, nên tự đặt ra những câu hỏi sau: Chức vụ gì? Công việc sẽ như thế nào? Có những khó khăn cản trở gì? Tính cách nào phù hợp? trình độ cao hay thấp? Công ty đòi hỏi những gì từ nhân viên mới?Khi sở hữu được kiến thức cũng như hình dung được toàn bộ công việc sẽ mang tính chất chuyên nghiệp hơn. Bản sơ yếu lý lịch giờ đây chỉ là nền móng còn những câu trả lời và cách giải quyết vấn đề trong cuộc phỏng vấn mới quyết định tất cả.

3. Tuyển chọn với áp lực.

Nếu công ty phải tuyển chọn 500 nhân viên trong thời gian một tháng thì số thí sinh đó luôn được đánh giá cao hơn khi công ty chỉ phải chọn 5 người trong cùng một thời gian. Kinh nghiệm những người đi trước đã cho thấy, các thí sinh có rất nhiều cơ hội được nhận nếu công ty mới đi vào hoạt động. Quá trình tuyển chọn sẽ khắt khe hơn, lâu hơn khi công ty đã hoạt động được một thời gian dài và số lượng nhân viên cần tuyển là rất ít.

4. Ai sau ai?

Thứ tự vào phỏng vấn của các thí sinh có ảnh hưởng lớn đến số điểm của mỗi người. Thường thì thí sinh vào trước không đủ tiêu chuẩn bao nhiêu thì những người vào sau lại có nhiều cơ hội bấy nhiêu. Sự so sánh giúp người tuyển chọn nhận ra được nhiều thứ, nhưng lại làm họ không nghĩ tới những phù hợp của mỗi người với công việc.

5. Tiếng nói của cơ thể.

Nếu trong cuộc phỏng vấn thí sinh dùng ánh mắt, nụ cười, đôi tay để diễn tả một cách phù hợp, dùng giọng nói để thuyết phục, họ sẽ được đánh giá rất cao. Nhiều đợt thí nghiệm đã cho thấy nếu thí sinh có chuyên môn trung bình nhưng sở hữu tiếng nói cơ thể hoàn hảo sẽ thắng những ai có chuyên môn khá cao nhưng lại không biết sử dụng tiếng nói không lời. A. Merabian đã từng nói, tiếng nói của cơ thể chiếm 55%, giọng nói chiếm 38%, còn nội dung của lời nói chỉ chiếm 7% trong giao tiếp. Những gì không được nói mà được thể hiện không lời qua cử chỉ của cơ thể có ảnh hưởng đến 80% các quyết định nhận hay không nhận vào làm việc.

6. Hình thức bên ngoài.

Hình thức, cách ăn mặc, giới tính luôn là những điểm yếu hay thế mạnh của mỗi người. Chung ta ai cũng có thói quen nghĩ tốt cho người có hình thức khả dĩ, mất cảm tình và nghĩ xấu về ai có diện mạo kém người. “Bộ cánh” ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩ của người tuyển chọn. Nếu cách ăn mặc không hợp lệ với chức vụ hoặc dự đoán của người người tuyển chọn thí sinh thường bị điểm thấp hay không lấp được lòng họ ngay từ những giây phút ban đầu, ở khắp mọi nơi, mọi thời đại phái nữ thường bị đánh giá thấp hơn so với nam giới, ngay cả khi chuyên môn của họ cao hơn. Với cách nghĩ cổ hủ đó phụ nữ luôn có những giào cản trước các chức vụ cao - trưởng phòng, giám đốc, hay chủ tịch các tập đoàn lớn.

7. Thời gian.

Một trong những sai lầm thường mắc phải là quản lý thời gian không triệt để. Nhiều khi thí sinh nói quá nhiều về một đề tài nào đó, do vậy người tuyển chọn không đủ thời gian để hỏi những câu hỏi quan trọng dính dáng trực tiếp tới công việc. Để cuộc phỏng vấn thành công phải giữ được tỉ lệ 80 : 20% thời gian thí sinh trả lời câu hỏi, 20% thời gian người tuyển chọn hỏi hết những gì cần hỏi.

8. Trở lại quá khứ.

Sai lầm tiếp theo trong quá trình tuyển chọn là “đào bới “ những thông tin từ quá khứ. Trường hợp này thường xảy ra trước buổi phỏng vấn khi người tuyển chọn nghe được một số điều không hay ( dư luận xấu từ nơi làm việc hay các cộng sự cũ) về thí sinh. Thường thì mỗi chúng ta ai cũng có thói quen nghĩ từ tốt đến xấu chứ không bao giờ ngược lại. Do vậy sẽ thật bất hạnh cho những thí sinh nào bị xấu trước cuộc phỏng vấn. Không cần biết những tin đồn kia thật hay giả, thí sinh trình độ cao hay thấp, thích hợp với công việc hay không, người tuyển chọn luôn có thành kiến và không có ý định cho họ một cơ hội.

9. Đánh giá sai.

Các thí sinh thường bị mất điểm chỉ vì một cử chỉ nhỏ không đáng kể nào đó. Người tuyển chọn thường dựa trên cơ sở cuộc nói chuyện mà đánh giá sai về cách sống hay tính cách của mỗi người.Không mắc sai lầm - chắc chắn có lẽ đó là điều không thể có trong quá trình tuyển chọn nhân viên. Do vậy nên hiểu rõ bản chất của vấn đề để giảm đến mức tối đa giúp cho cuộc tuyển chọn nhân viên.

---------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------- ----------

Kỹ năng giao tiếp tốt

! Chào các bạn, tôi có đường Links này chia sẽ cùng các bạn

-Tên sách: "Học cách trò chuyện với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào - Larry King (How to talk to Anyone, Anytime, Anywhere)
Tác giả: Larry King, Steve Arneil
Biên dịch: Cẩm Thúy - Trung Nghĩa
Thể loại: Tâm lý giáo dục
Nhà xuất bản: Trẻ
Năm xuất bản: 2003
Số trang: 160

-"Những bí quyết giao tiếp tốt, bằng tiếng việt ", vui lòng Downlod tại đây !

Một số định hướng nhận định triệu chứng thường gặp ở người bệnh

Nhận định người bệnh là bước thu thập data cần thiết để có một kế hoạch thích hợp, tuy nhiên quan sát lâm sàng thường các bạn không có phương pháp tiếp cận tốt, sau đây xin giới thiệu các bạn cách tiếp cận một ố triệu chứng thường gặp:

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG ĐAU:


• Đau xảy ra lần đầu tiên khi nào?
• Đau khởi phát: đột ngột hay từ từ?
• Diễn tiến: liên tục hay từng cơn?
• Mức độ nghiêm trọng: trung bình, nhẹ hay dữ dội? Có ảnh hưởng đến sinh hoạt & vận động không?
• Tính chất:
- Cảm giác nặng
- Bị đè nén
- Cảm giác nóng (bỏng, phỏng)
- Đau đớn (thể xác lẫn tinh thần)
- Đau như dao đâm
- Đau như cắt
- Đau dịu xuống
- Đau như thắt
- Đau như kim châm
- Đau nhói như bị đập mạnh
- Đau quặn
• Vị trí, hướng lan, thời gian kéo dài.
• BN đang làm gì khi cơn đau bắt đầu? Đau có dấu hiệu báo trước hay không?
• Tần số & chu kỳ.
• Đau xảy ra vào những khoảng thời gian đặc biệt.
• Các yếu tố làm đau nặng thêm hay nhẹ đi.
• BN có đang dùng thuốc gì hay không? Kết quả sau khi dùng thuốc thế nào?
• Các triệu chứng kết hợp.
• Diễn biến trong toàn bộ thời gian: đau tăng dần, đau giảm dần hoặc đau không thay đổi?
• Kết thúc đau: đột ngột hay từ từ?

Một số câu hỏi khác:
1. Đau ở đâu?
2. Đau từ bao giờ?
3. Đau liên tục hay đau thành từng cơn?
4. Có đau tăng lên không?
5. Đau tăng lên khi nào? (trong lúc lao động, nghỉ xong thì hết - hay là đau tăng lên về đêm ...)
6. Đau có lan ra chỗ nào không?
7. Đau có đối xứng không?
8. Đau có làm hạn chế vận động không?
9. Có tư thế nào giúp đỡ đau hơn không?
10. Tìm kiếm dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và phá gỉ khớp thông qua hỏi bệnh.

Và:
1-Có triệu chứng nào báo hiệu cơn đau sắp sảy ra ?
2-Có dùng thuốc gì trước khi bị đau ?
3-Có dùng thuốc gì sau khi bị đau ? Nếu có thì đau giảm đi,tăng lên hay không thay đổi ?
4-Tiền sử có liên quan đến triệu chứng đau hiện tại ?

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ THỞ


KHÓ THỞ KHI GẮNG SỨC

• Khoảng thời gian.
• Khó thở khi vội vã, hấp tấp, gắng sức: - Leo cầu thang (bao nhiêu bậc thang?)
- Chạy
- Đi bộ với bước đi bình thường
- Đi bộ với bước đi chậm rãi
- Quãng đường BN có thể đi bộ mà chưa xuất hiện khó thở
• Diễn biến trong toàn bộ thời gian (những thay đổi về số lần khó thở do gắng sức).
• Tiền sử của khó thở khi nằm ngang hoặc khó thở kịch phát về đêm.
• Các triệu chứng kèm theo:
- Đau ngực khi gắng sức hay xúc động hoặc khi ho
- Ho
- Đờm dãi
- Khái huyết (ho ra máu)
- Khò khè
- Tim đập nhanh
- Phù chi dưới
- Đau cách quãng (quãng đường đau cách quãng)
• Tiền sử của:
- Đau ngực
- Cao huyết áp
- Sốt kèm đau nhức khớp (sốt thấp khớp)


KHÓ THỞ KHI NGHỈ NGƠI

• Tuổi khi mắc bệnh.
• Tần số.
• Mức độ trầm trọng (ảnh hưởng đến hoạt động của BN).
• Khoảng thời gian giữa các đợt khó thở.
• Sự thay đổi tần số, mức độ nghiêm trọng và khoảng thời gian giữa các đợt kể từ lần khó thở đầu tiên.
• Các triệu chứng kèm theo (vd: khò khè).
• Tiền sử dị ứng da hay dị ứng đường hô hấp.
• Tiền sử gia đình mắc bệnh tương tự hay dị ứng.
• BN có yêu cầu sự điều trị liên tục để chỉ còn các triệu chứng nhẹ hay không?

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG HO


• Thời gian.
• Liên tục hay bộc phát.
• Sự biến đổi trong ngày (nhiều vào ban đêm hay ban ngày).
• Ho khan hay kèm theo các sản phẩm khác (đờm dãi, máu...).
• Số lượng, màu sắc, vị & mùi của nước bọt.
• Tiết nhiều nước bọt vào sáng sớm hay không?
• Tiền sử khái huyết (máu trộn lẫn với nước bọt hay khái huyết thật có nghĩa là ho chỉ toàn máu), tần số, và số lượng máu.
• Các yếu tố làm nặng thêm (nằm xuống trong chứng suy tim ứ huyết).
• Các yếu tố làm nhẹ đi (ngồi dậy trong suy tim ứ huyết & hen phế quản).


KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG SỐT


• Thời gian:
- Cấp tính (dưới 2 tuần) vd: sốt rét hay viêm phổi
- Mãn tính (hơn 2 tuần) vd: TB (tuberculosis = lao) hay bệnh lý ác tính
• Khởi phát: đột ngột hay từ từ?
• Phân chia mức độ của sốt:
- Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C trong các bệnh nhiễm mãn tính)
- Sốt cao (trên 39 độ C trong các bệnh nhiễm cấp tính)
- Sốt rất cao (41,6 độ C)
• Đo tại nhà hay tại phòng cấp cứu (ER = Emergency Room).
• Kiểu sốt:
- Liên tục: không chạm vào đường gốc (baseline) và thay đổi dưới 1 độ C
- Từng cơn sau đó giảm dần: không chạm vào đường gốc và thay đổi hơn 2 độ C
- Sốt từng cơn: sốt xuất hiện trong những giờ riêng biệt, đi kèm theo sốt là các khoảng ngưng sốt. Có các loại sau:
▪ Thường ngày: cơn sốt xuất hiện hằng ngày trong vài giờ
▪ Cách nhật: xuất hiện xen kẽ các ngày
▪ Sốt cách 2 ngày: xuất hiện sau khoảng ngưng sốt 2 ngày
- Sốt hồi quy: xuất hiện vào những ngày riêng biệt kèm theo khoảng ngưng sốt có thời gian tương tự nhau, sau đó chu kỳ được lặp lại
• Sốt nhiều về đêm (gợi ý của TB) hay sốt nhiều vào ban ngày.
• Kèm theo:
- Lạnh người
- Rùng mình
- Vã mồ hôi
- Đổ mồ hôi ban đêm
- Nhức đầu
- Mệt mỏi nói chung
- Nhức đầu, nôn ói, cứng cổ, sợ ánh sáng (viêm màng não)
- Cảm giác say sóng & nhìn mờ (viêm não)
- Viêm xoang, nghẹt mũi, đau họng (nhiễm trùng đường hô hấp trên)
- Ho, đờm dãi, khái huyết, khó thở, đau ngực (nhiễm trùng đường hô hấp dưới)
- Đau bụng, tiêu chảy, tiêu chảy kèm máu, tiền sử gần đây có đi ăn ở các nhà hàng (viêm dạ dày – ruột)
- Bí tiểu, tần số tiểu tiện, đau thắt lưng, đau hệ sinh dục trên, tiểu máu, nước tiểu nặng mùi (nhiễm trùng đường niệu)
- Đau khớp, phát ban trên da (bệnh lý mô liên kết)
- Biếng ăn, sụt cân, khối u (ác tính)
- Tiếp xúc với BN lao hoặc BN sốt rét?
- Những lần truyền máu, các thuốc tiêm tĩnh mạch (IV = intra vein), quan hệ tình dục bừa bãi, vàng da (thay đổi màu da hay màu của kết mạc), thay đổi màu nước tiểu (viêm gan)
- Tiếp xúc với thú vật (nhiễm Toxoplasma)
- Uống sữa tươi chưa nấu chín (bệnh brucelle)
- Tiền sử gần đây có đi du lịch (bệnh sốt rét)
- Áp-xe răng
- Uống thuốc
- Alcool (rượu, bia...)

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG SỤT CÂN


• Sụt bao nhiêu?
• Toàn bộ quá trình sụt cân trong bao lâu?
• Sự ngon miệng: - Giảm bớt
- Tăng lên
- Không thay đổi
• Nếu BN giảm ngon miệng thì hỏi về: - Sốt
- Đổ mồ hôi đêm
- Ho
- Tiết nước bọt
=> Sụt cân kèm với giảm ngon miệng có thể do nhiễm trùng mãn tính hay bệnh lý ác tính.
• Nếu BN vẫn ngon miệng bình thường hoặc tăng thì hỏi về:
- Đa niệu
- Cuồng uống
- Tim đập nhanh (hồi hộp)
- Ghét nóng nực
- Tiêu chảy mãn tính
=> Sụt cân kèm với vẫn thấy ngon miệng có thể do bệnh đái tháo đường, cường giáp hay hội chứng kém hấp thu.





KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG PHÙ

• Vị trí:
- Toàn thân (hội chứng thận hư)
- Khu trú (suy tim ứ huyết)
• Phù xuất hiện đầu tiên ở chỗ nào:
- Quanh mắt (suy thận)
- Quanh chân (suy tim ứ huyết)
• Hỏi về:
- Thở nông / ngắn (suy tim ứ huyết)
- Biếng ăn, nôn ói & giảm lượng nước tiểu ra (suy thận)
- Khó tiêu & tiêu chảy (hội chứng kém hấp thu)
- Bụng trương to (xơ gan)


KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG ĐÁNH TRỐNG NGỰC

• Thời gian xảy ra:
- Khi nghỉ ngơi
- Trong khi gắng sức
• Sự bắt đầu và kết thúc:
- Đột ngột
- Từ từ
• Nhịp độ:
- Chậm
- Nhanh
• Nhịp điệu:
- Bình thường
- Bất thường
• Khoảng thời gian xảy ra tim đập nhanh.
• Các triệu chứng đi kèm:
- Thở nông (thở ngắn)
- Đau ngực
- Đổ mồ hôi
- Sụt cân
- Sợ nóng
- Sự ngon miệng

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG NÔN

• Thời gian.
• Số lượng.
• Màu sắc.
• Mùi.
• Thành phần của chất nôn.
• Tần số.
• Liên quan đến bữa ăn.
• Vào thời gian đặc biệt bất kỳ.
• Các triệu chứng kèm theo:
- Đau bụng
- Bụng trương to
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Thổ huyết (nếu có thì hỏi màu sắc, số lượng & tần số)
- Phân đen
- Sụt cân nếu nôn ói kéo dài
- Biếng ăn
- Thiểu niệu
- Nhức đầu

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY


• Thời gian.
• Số lượng phân (ít hay nhiều hay không ổn định như trong HC kém hấp thu).
• Độ rắn (nhão với các đốm trên phân thì tiêu biểu cho bệnh tả "phân nước có đốm hạt gạo").
• Máu hay chất nhầy trong phân.
• Mót rặn (cảm giác không thoải mái khi đại tiện).
• Tần số.
• Nếu là tiêu chảy cấp tính, hỏi về sự liên quan bất kỳ tới việc ăn uống.
• Tiền sử tiêu chảy ở các BN khác, những người đã ăn cùng loại thức ăn (ngộ độc thực phẩm) nếu vậy thì hỏi cho được khoảng thời gian từ lúc ăn tới lúc bị tiêu chảy.
• Nó có xảy ra vào ban đêm hay không? (bệnh hệ thống của ruột non)
• Các triệu chứng kèm theo:
- Sốt
- Đau bụng
- Nôn ói
- Sụt cân

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG TÁO BÓN


• Đi tiêu thường ngày (lượng phân bao nhiêu mỗi ngày hay mỗi tuần).
• Khoảng thời gian xuất hiện sự thay đổi trong việc đi tiêu gần đây.
• Có máu trên bề mặt phân.
• Tiền sử bị tiêu chảy xen kẽ.
• Tiền sử dùng thuốc.
• Thay đổi trong các thói quen ăn uống.
• Các triệu chứng kèm theo:
- Đau bụng
- Bụng trương to
- Nôn ói
- Sụt cân

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG ĐA NIỆU


• Thời gian.
• Phân biệt với tần số tiểu (trong đa niệu, lượng nước tiểu lớn trong khi tăng tần số đi tiểu thì lượng nước tiểu lại nhỏ).
• Khát nước vô cùng.
• Cảm giác ngon miệng (giảm, tăng, hay cũng giống vậy).
• Tiểu đêm.
• Tiền sử có dùng thuốc lợi tiểu.


KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG TIỂU MÁU


• Thời gian.
• Màu sắc chính xác của nước tiểu.
• Bất kỳ sự khác biệt nào trong màu sắc của nước tiểu ở đầu dòng, giữa dòng hay cuối dòng.
• Các triệu chứng kèm theo:
- Bí tiểu
- Tiểu nóng
- Đau vùng sinh dục trên, lưng, thắt lưng và bẹn
- Sốt

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG ĐAU KHỚP


• Độ tuổi khi mắc bệnh.
• Khớp nào có liên quan đầu tiên?
• Diễn tiến tiếp theo thế nào?
• Khớp bị đau trước đó vẫn còn đau hay hết đau khi mà những khớp khác bị ảnh hưởng?
• Sưng khớp?
• Mối liên hệ giữa đau với chuyển động của khớp.
• Cứng khớp buổi sáng.
• Tiền sử bị chấn thương các khớp.
• Các triệu chứng bệnh lý hệ thống bất kỳ.
• Tiền sử các vấn đề về niệu, ruột và mắt.

KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG VÀNG DA


• Đau bụng (đau vùng hạ sườn phải âm ỉ, khu trú và liên tục có thể là do viêm gan; nếu đau dữ dội, chu kỳ, đau như co thắt thì nó có thể do sỏi mật).
• Mất ngon miệng.
• Màu sắc phân hay nước tiểu?
• Ngứa (do ứ mật).
• Sụt cân (bệnh lý ác tính).
• Tiền sử tiêm chích, truyền máu (viêm gan B hay C).
• Tiếp xúc với BN vàng da (viêm gan A hay E).
• Tiền sử gia đình bị vàng da (các rối loạn về di truyền).
• Chán hút thuốc nếu BN là người nghiện thuốc lá?

Ý nghĩa 1 số kết quả định lượng Protein, Lipid

*PROTEIN :

Protein huyết thanh :

- Giá trị bình thường : 62-80g/L.
- Tăng : ít có giá trị trên lâm sàng, gặp trong trường hợp:
+ U tủy.
+ Mất nước (hậu quả của ỉa chảy, nôn, bỏng...)
+ Thiểu năng vỏ thượng thận (bệnh Addison).
- Giảm : có ý nghĩa trong các bệnh :
+ Giảm do suy dinh dưỡng.
+ Giảm do bệnh về gan (viêm gan, xơ gan).
+ Giảm do bệnh về thận (viêm thận, thận hư...).
+ Giảm do tăng phân hủy (đái đường, suy kiệt do ung thư, sốt kéo dài...).
+ Giảm do mất protein qua đường ruột, qua da...

Protein niệu :

- Nước tiểu bình thường không có hoặc có rất ít protein và không phát hiện được bằng các phương pháp thông thường. Nếu phát hiện thấy protein trong nước tiểu là bất thường (sinh lý hoặc bệnh lý).
- Các loại protein có thể xuất hiện trong nước tiểu :
+ Các protein của huyết thanh.
+ Một số Globulin đặc biệt.
+ Protein nhiệt tan.
+ Một số chất tiết của đường sinh dục (mucoprotein, glucoprotein...)-không có tính chất bệnh lý và gọi là protein giả.


Albumin huyết thanh :

- Giá trị bình thường : Nam :38-49g/L ; Nữ :37-48g/L. Chiếm trung bình 50-62% tổng lượng protein toàn phần huyết thanh.
- Tăng : không có ý nghĩa.
- Giảm : thường gặp trong :
+ Suy dinh dưỡng do thiếu protein.
+ Bệnh lý dẫn đến suy giảm chức năng gan.
+ Bệnh lý thận gây tăng đào thải Albumin ra nước tiểu.

Fibrinogen huyết tương :

- Giá trị bình thường : 2,5-5g/L.
- Tăng nhẹ trong hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn, tăng cao hơn trong bệnh thấp khớp, viêm phổi (có thể tới 20g/L).
- Giảm khi tế bào gan bị suy giảm chức năng.

Ure máu :

- Giá trị bình thường : 2,5-7,5mmol/L.
- Ure máu giảm không có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng. Có thể gặp trong những trường hợp chế độ ăn nghèo protein, bệnh nhân đái tháo đường, mang thai và các trường hợp teo gan, suy giảm chức năng gan nặng.
- Ure máu tăng : có ý nghĩa trên lâm sàng.
+ Ure máu tăng nhẹ : chế độ ăn giàu protein, các trường hợp nhiễm khuẩn, sốt cao, sau mổ và chấn thương.
+ Ure máu tăng nhiều trong các trường hợp bệnh lý của thận : suy thận, viêm cầu thận, nhiễm độc ống thận, sỏi thận...

*LIPID :

Cholesterol :

- Giá trị bình thường Cholesterol huyết thanh nhỏ hơn 5,7mmol/L. Được gọi là cao khi giá trị Cholesterol lớn hơn 6,7mmol/L.
- Cholesterol tăng cao trong các bệnh :
+ Cao thứ phát : đái tháo đường, thiểu năng tuyến giáp, viêm tụy cấp, viêm tụy mạn, thận hư nhiễm mỡ.
+ Cao nguyên phát : bẩm sinh tăng lipoprotein.
- Cholesterol giảm hiếm gặp hơn, tuy nhiên có thể gặp trong :
+ Bệnh bẩm sinh về chuyển hóa : thiếu A hoặc B-lipoprotein.
+ Cholesterol < 2mmol/L gặp trong suy giảm chức năng tế bào gan.

Triglycerid (Chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán sớm nguy cơ xơ vữa động mạch và phân loại các dạng có lipid máu cao ; theo dõi chế độ ăn và thuốc làm giảm lipid máu).

- Triglycerid huyết thanh gồm 2 nguồn :
+ Ngoại sinh : các tế bào niêm mạc ruột tổng hợp các Chymomicron từ các thành phần lipid thức ăn được hấp thu. Các Chymomicron chứa rất nhiều Triglycerid (86%) theo đường bạch mạch và vào máu.
+ Nội sinh : Triglycerid được tạo ra ở tế bào gan, gắn với Apoprotein và được đưa vào máu.

Hội Điều dưỡng Việt nam
---------------------------------------------------------------------------------------

10 tiêu chẩn văn hóa nghề nghiệp trong giao tiếp ứng xử của ĐDVN

- Năm 2006 Hội ĐD VN đã có quy định 10 tiêu chuẩn văn hóa nghề nghiệp trong giao tiếp của Điều dưỡng

1- Sẳn sàng giúp đỡ người bệnh với tinh thần cao
2. Khi giao tiếp với NB, người nhà NB phải bắt đầu bằng câu nói có chủ ngữ: "Ông, bà, anh, chị..."
3. Sử dụng cụm từ phù hợp: Xin mời, xin lỗi, cảm ơn trong khi giao tiếp với NB, ngườ nhà NB
4. Tiếp nhận, hướng dẫn NB làm các thủ tục khám và nhập viện kịp thời
5. Giải thích rõ ràng và có sự cảm thông với NB khi làm thủ thuật
6. Lắng nghe NB nói, tỏ thái độ, cử chỉ, hành động quan tâm để NB tin tưởng, an tâm điều trị
7. Trả lời nhẹ nhàng, chu đáo khi NB hoặc người nhà hỏi
8. Không lạnh lùng hay cáu gắt NB, người nhà Nb trong bất kỳ tình huống nào
9. Không nhận tiền, quà biếu của NB khi điều trị tại BV
10.ĐỐi với đồng nghiệp: Xưng hô tôn trọng và lịch sự.

--------------------------------------------------------------------------------------

Bệnh Tay Chân Miệng

- Hiện nay, tình hình bệnh tay chân miệng trên thế giới đang diễn biến phức tạp tại các nước Đài Loan, Singapore, Malaysia..., đặc biệt là tại Trung Quốc, từ đầu năm 2008 đến nay đã có 1.520 người mắc trong đó có 20 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, bệnh đã xuất hiện rải rác tại một số tỉnh, thành phố ở cả 3 miền. Bệnh lây lan chủ yếu ở trẻ em qua tiếp xúc, ăn uống tại nhà trẻ, trường mẫu giáo không đảm bảo vệ sinh.

Dấu hiệu phát hiện bệnh
Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Đặc biệt, bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, bệnh do nhiễm siêu vi hoặc bệnh thủy đậu.

Trong 1 - 2 ngày sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước. Ở miệng có dạng vết loét, có đường kính từ 4 – 8mm, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi , tại vòm miệng hoặc ở lợi răng làm trẻ nuốt đau. Với triệu chứng này, cha mẹ thường nhầm lẫn với với bệnh viêm loét miệng thông thường. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc ở cánh tay. Bệnh lây truyền từ người qua người khác do tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, miệng, nước bọt, dịch của mụn dộp hoặc phân của người nhiễm. Trong tuần lễ đầu tiên của bệnh rất dễ lây cho người khác.

Trẻ nhũ nhi có thể có ban dạng sẩn vùng mông hoặc nơi quấn tã lót.

Trong giai đoạn cấp, ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh kèm theo triệu chứng như hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, sổ mũi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Trong giai đoạn diễn tiến, khi siêu vi gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương, sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật.

Tác nhân gây bệnh TCM
Là virut thuộc nhóm enteroviruses (virut đường ruột). Tác nhân thường là coxsackievirus A16; đôi khi do enterovirus 71 hoặc một loại virut khác trong nhóm enteroviruses . Nhóm virut Đường ruột (enterovirus) gồm: polioviruses, coxsackieviruses, echoviruses và các enteroviruses khác.


Phân biệt:
Thường thì bác sĩ có thể phân biệt được TCM và tác nhân khác gây đau lỡ miệng là nhờ dựa vào tuổi của bệnh nhân, lời khai của bố mẹ bệnh nhi về các triệu chứng điển hình cùng sự hiện diện của những nốt ban và đau khi thăm khám.

Có thể, bác sĩ sẽ lấy mẫu phết họng hoặc mẫu phân của bệnh nhân gửi đến phòng xét nghiệm để nhằm xác định loại enterovirus nào là tác nhân gây bệnh. Do xét nghiệm thường mất từ 2 đến 4 tuần mới có kết quả trả lời, nên bác sĩ điều trị thường không yêu cầu làm các xét nghiệm.
thường chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng cũng xảy ra cả ở người lớn. Mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm, nhưng không phải ai nhiễm cũng phát bệnh.

Trẻ nhỏ, trẻ em, và thiếu niên cảm nhiễm nhiều với virut và dễ phát bệnh, bởi vì chúng có ít kháng thể và miễn dịch kém hơn so với người lớn do không có quá trình phơi nhiễm trước đó.

Sau khi nhiễm sẽ có miễn dịch đặc hiệu đối với virut gây nhiễm, nhưng vẫn có thể nhiễm lần hai với loại virut khác trong cùng nhóm enterovirus.

Bệnh TCM do nhiễm coxsackievirus A16 là một bệnh nhẹ, gần như tất cả bệnh nhân sẽ bình phục sau 7 – 10 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị. Thường không gây biến chứng.

Nhiễm coxackiesvirus A16 rất hiếm khi có biến chứng gây viêm màng não do virut (viêm màng não vô khuẩn), ở những bệnh nhân có sốt, nhức đầu, cứng gáy, đau lưng cần phải nhập viện để theo dõi trong vài ngày.

Tác nhân EV71 có thể sẽ gây viêm màng não, nhưng cũng hiếm khi gây bệnh cảnh nặng như viêm não hoặc liệt mềm dạng polio. Viêm não do EV71 gây ra có thể dẫn tới tử vong. Những trường hợp viêm não tử vong đã xảy ra trong các vụ dịch TCM tại Malaysia năm 1997 và Đài loan năm 1998.
Bởi vì nhóm enteroviruses kể cả virut gây bệnh TCM rất thường gặp, do vậy phụ nữ có thai rất dễ bị phơi nhiễm đặc biệt là trong các tháng hè thu.

Cũng giống như người lớn khác, nguy cơ nhiễm cao ở những phụ nữ mang thai nào không có kháng thể có được từ những lần phơi nhiễm trước, và những phụ nữ mang thai có tiếp xúc với trẻ nhỏ là người truyền enterovirus đầu tiên.

Hầu hết phụ nữ nhiễm enterovirus trong thai kỳ thường không phát bệnh hoặc biểu hiện bệnh nhẹ.

Mặc dù thông tin có được hiện nay chưa nhiều và chưa có bằng chứng rõ ràng là nhiễm virut khi mang thai sẽ gây hậu quả như xảy thai, chết sơ sinh hoặc dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên bà mẹ nhiễm có thể truyền virus cho đứa bé ngay trước khi sinh. Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ đã có biểu hiện triệu chứng nhiễm enterovirut, trong khi sinh có khả năng rất dễ bị nhiễm bệnh. Hầu hết những trẻ sơ sinh nhiễm enterovirut này có biểu hiện bệnh nhẹ và hiếm khi phát triển thành nhiễm đa phủ tạng: gan, tim và tử vong vì nhiễm vi rut.

Nguy cơ cao xảy ra bệnh cảnh nặng cho trẻ sơ sinh vào 2 tuần lễ đầu đời.
Chưa có điều trị đặc hiệu cho virut này và các loại enterovirus khác. Điều trị triệu chứng để giảm sốt, đau nhức do các vết loét gây ra, kết hợp với tăng sức đề kháng.


Phòng tránh
- Chưa có các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho nhiễm TCM và các loại Non-polio enterovirus
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da niêm cần phải vệ sinh thân thể: cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày. Cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương da do gãi ngứa.

Cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nhu cầu, cho trẻ uống nhiều nước như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo…

Lưu ý, trẻ bị TCM không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da. Theo dõi diễn biến các tổn thương da niêm và tình trạng chung của trẻ. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bệnh nặng hơn như sốt cao, rối loạn tri giác, co giật, bóng nước có mủ, máu.
Nếu dịch xảy ra tại nhà trẻ:

- Bảo đảm tất cả các trẻ em người lớn phải rửa tay sạch và thường xuyên, nhất là sau khi thay tã cho trẻ. Hình ảnh bóng nước nổi trên vùng đầu gối của trẻ bị bệnh tay chân miệng

- Rửa thật kỹ, rồi khử trùng các dụng cụ và bề mặt với dung dịch chloramines, thuốc tẩy.


Trích dẫn:
Theo tổng kết nhiều năm của BV Nhi Đồng 1, bệnh tay, chân, miệng xảy ra theo 2 mùa trong năm, từ tháng 2 đến tháng 4 và sau đó từ tháng 9 đến tháng 12.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cũng rất dễ nhận biết nếu được chú ý đó là các bóng nước. Bóng nước có kích thước từ 2 – 10 mm, màu xám, hình ô van, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau.

Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng. Khi nổi bóng nước trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước sẽ tự xẹp đi sau tự khỏi sau 5 đến 7 ngày. Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp.





HƯỚNG DẪN
Chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
- Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
- Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng:
1.1. Triệu chứng lâm sàng:
a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
- Sốt nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
1.2. Các thể lâm sàng:
- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.
- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
2. Cận lâm sàng:
2.1. Các xét nghiệm cơ bản:
- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường.
- Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
2.2. Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng:
- Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi.
- Khí máu khi có suy hô hấp
- Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.
- Dịch não tủy:
+ Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh.
+ Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ bạch cầu đơn nhân. Trong giai đoạn sớm có thể tăng bạch cầu từ 100-1000 bạch cầu/mm3, với tỉ lệ đa nhân chiếm ưu thế.
- Chụp cộng hưởng từ não: tổn thương tập trung ở thân não. Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.
2.3. Xét nghiệm phát hiện vi rút: lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Coxsackievirus A16.
3. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.
- Lâm sàng: Sốt kèm theo phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
- Xét nghiệm xác định có vi rút gây bệnh.
4. Chẩn đoán phân biệt:
4.1. Các bệnh có biểu hiện loét miệng:
Viêm loét miệng (áp-tơ): vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.
4.2. Các bệnh có phát ban da:
- Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
- Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
- Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.
- Thuỷ đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
- Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm
- Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
4.3. Viêm não-màng não:
- Viêm màng não do vi khuẩn
- Viêm não-màng não do vi rút khác
5. Biến chứng:
5.1. Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
- Rung giật cơ (myoclonic jerk): Từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, trong cơn trẻ vẫn còn ý thức.
- Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
- Yếu liệt chi (liệt mềm cấp).
- Liệt dây thần kinh sọ não.
- Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
5.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
- Mạch nhanh > 150 lần/phút.
- Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 3 giây.
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh.
- Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp không đo được.
- Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, thở rít thanh quản, thở không đều.
- Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm.
6. Phân độ lâm sàng:
6.1. Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
6.2. Độ 2: Biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình.
Rung giật cơ: Kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:
- Đi loạng choạng.
- Ngủ gà.
- Yếu liệt chi.
- Mạch nhanh >150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt).
- Sốt cao ≥ 39o5C (nhiệt độ hậu môn).
6.3. Độ 3: Biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.
- Co giật, hôn mê (Glasgow < 10 điểm).
- Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, SpO2 < 92% (không ô-xy hỗ trợ).
- Mạch nhanh >170 lần/phút hoặc tăng huyết áp.
6.4. Độ 4: Biến chứng rất nặng, khó hồi phục
- Phù phổi cấp.
- Sốc, truỵ mạch.
- SpO2 < 92% với ô-xy qua gọng mũi 6 lít/phút.
- Ngừng thở.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị:
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).
- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
2. Điều trị cụ thể:
2.1. Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
- Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt khi sốt cao bằng paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ hoặc lau mát.
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày đầu của bệnh.
- Dặn dò dấu hiệu nặng cần tái khám ngay:
+ Sốt cao ≥ 39oC.
+ Thở nhanh, khó thở.
+ Rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ.
+ Co giật, hôn mê.
+ Yếu liệt chi.
+ Da nổi vân tím.
- Chỉ định nhập viện:
+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp (từ độ 2).
+ Sốt cao ≥ 39oC.
+ Nôn nhiều.
+ Nhà xa: không có khả năng theo dõi, tái khám.
2.2. Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh
- Điều trị như độ 1.
- Nằm đầu cao 30°, cổ thẳng.
- Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút khi có thở nhanh.
- Chống co giật: Phenobarbital 10 mg/kg/lần tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 6-8 giờ khi cần.
- Immunoglobulin (nếu có).
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi 4- 6 giờ.
- Đo độ bão hòa ô-xy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).
2.3. Độ 3: Điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện nếu đủ điều kiện.
- Thở ô-xy qua mũi 3-6 lít/phút. Đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở ô-xy.
- Chống phù não (xem điều trị biến chứng).
- Chống co giật: Phenobarbital 10-20mg/kg pha trong glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30- 60 phút. Lặp lại 8-12 giờ nếu cần.
- Hạ đường huyết: glucose 30% 2 ml/kg/lần, lặp lại khi cần.
- Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm.
- Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170 lần/phút, liều khởi đầu 5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 10µg/kg/phút.
- Immunoglobulin (nếu có).
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1- 2 giờ.
2.4. Độ 4: Điều trị nội trú tại bệnh viện trung ương, hoặc bệnh viện tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện.
- Xử trí tương tự độ 3.
- Điều trị biến chứng (xem phần điều trị các biến chứng).
3. Điều trị các biến chứng:
3.1. Phù não:
- Nằm đầu cao 30°, cổ thẳng.
- Thở ô-xy qua mũi 1- 4 lít/phút. Đặt nội khí quản sớm để giúp thở khi SpO2 < 92% hay PaCO2 > 50 mmHg.
- Thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 25-35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg.
- Hạn chế dịch: tổng dịch bằng 1/2-3/4 nhu cầu bình thường.
3.2. Sốc: Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở thân não.
- Thở ô-xy qua mũi 3-6 lít/phút.
- Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương(CVP).
- Truyền dịch Natri clorid 0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn CVP và đáp ứng lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá tải, phù phổi cấp.
- Dopamin là thuốc được chọn lựa, liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 1- 2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 10 µg/kg/phút. Trường hợp không đáp ứng với Dopamin phối hợp Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 1- 2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.
3.3. Suy hô hấp: Suy hô hấp do phù phổi cấp, hoặc viêm não.
- Thông đường thở: hút sạch đờm rãi.
- Thở oxy 3- 6 lít/phút, duy trì SpO2 > 92%.
- Đặt nội khí quản nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở oxy.
- Thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 25- 35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90- 100 mmHg.
3.4. Phù phổi cấp:
- Ngừng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch.
- Dùng Dobutamin liều 5-20 µg/kg/phút.
- Furosemide 1-2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.
4. Immunoglobulin (nếu có):
- Chỉ định từ độ 2 và độ 3.
- Liều: 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 6- 8 giờ x 2 ngày liên tiếp.
- Riêng độ 2 cần đánh giá lại lâm sàng trước chỉ định liều thứ 2. Không dùng liều 2 nếu lâm sàng cải thiện tốt.
5. Kháng sinh:
- Kháng sinh không có chỉ định trong bệnh tay-chân-miệng.
- Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.
- Có thể dùng các kháng sinh sau đây:
+ Amoxicillin
+ Cephalosporin thế hệ 3:
Cefotaxim 200 mg/kg/ngày chia 4 lần (tĩnh mạch)
Hoặc Ceftriaxon 100 mg/kg/ngày chia 1-2 lần (tĩnh mạch)
IV. PHÒNG BỆNH
1. Nguyên tắc phòng bệnh:
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:
- Cách ly theo nhóm bệnh.
- Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.
- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.
- Xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
3. Phòng bệnh ở cộng đồng:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.

Hội Điều dưỡng Việt Nam
--------------------------------------------------------------------------------------

Chăm sóc những ngày đầu đời của bé yêu



Để có thể hiểu được bé yêu:

Bé của Bạn lúc này như thế nào? Bé cần phải có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, bên ngoài tử cung mẹ. Mọi sinh hoạt của bé trong ngày không theo một lịch trình nào cả, kéo dài cả vài tuần sau khi sanh.

Bé sẽ phải trải qua nhiều thay đổi trong các tuần lễ đầu sau sanh. Bé có thể vận động rất linh hoạt ngay sau khi sanh, trở nên thụ động trong một vài ngày tiếp theo và sau đó trở lại vận động tích cực như trước.

Chính Bạn phải tìm hiểu bé yêu vì các bé cũng giống như những bông tuyết xinh xắn, tuy nhiên mỗi bé lại có một vẻ khác nhau- không bé nào giống bé nào cả. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu về cá tính của bé tuy rằng việc này không mấy dễ dàng và cần phải đầu tư nhiều thời gian cũng như công sức. Khi đã hiểu về bé rồi, Bạn có thể nhanh chóng đáp ứng được những nhu cầu rất đặc biệt của trẻ sơ sinh nói riêng và nhu cầu của con Bạn nói chung.

Nếu cố gắng, Bạn có thể nắm bắt được những nhu cầu của bé một cách dễ dàng vì bé cũng có những thông điệp riêng để thông báo cho mẹ biết những gì bé cần, những điều làm bé khó chịu cũng như những lúc bé cần sự giúp đỡ cho dù bé vẫn chưa nói được.

Bé có những nhu cầu về ăn ngủ, đi vệ sinh không theo một giờ giấc cố định như các bé lớn và ngay cả những khó chịu có thể xảy ra trong cơ thể bé.

Bạn cần phải làm gì? Tất cả các bé khi sinh ra đều cần hơi ấm và tình thương của mẹ để có thể sinh tồn và phát triển. Tuy nhiên, Bạn cũng có thể làm cho bé cảm thấy đau và khó chịu nếu như Bạn không ẵm bồng bé đúng cách. Bạn hãy theo những hướng dẫn dưới đây để mẹ con có thể hiểu và gần gũi nhau hơn nhé:

Bạn hãy đỡ trọn đầu bé gọn trong lòng bàn tay Bạn khi bế bé. Giữ & áp bé sát vào lòng Bạn để bé có thể nhìn ngắm và quan sát được khuôn mặt của mẹ. Âu yếm, vuốt ve bé và hôn bé thật nhẹ nhàng là những hành động không thể thiếu để bé có thể cảm nhận được tình thương của mẹ. Cho bé quan sát một vài món đồ chơi có sự tương phản về màu sắc để bé có thể nhận diện dễ dàng và làm quen dần với các màu sắc. Bạn hãy nói chuyện và hát cho bé nghe những bài hát đơn giản và có giai điệu vui để gia tăng bầu không khí mẫu tử. Bạn có thể sử dụng một cái điệu em bé hay có thể ôm bé lắc lư qua lại nhịp nhàng theo điệu nhạc, bé sẽ thích lắm đấy!Bạn sẽ thế nào?

Lúc này Bạn sẽ thấy quá bận bịu vì Bạn sẽ phải bế bồng bé suốt ngày đấy! Bạn hãy nhanh chóng lấy lại tinh thần sau khi sanh, dẹp qua mọi lo toan và tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi được làm mẹ của một sinh linh bé bỏng, và tìm hiểu thật nhiều về bé cưng của Bạn để có thể đáp ứng được nhu cầu của bé khi bé cần đến Bạn.

Đôi lúc Bạn bỗng dưng cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản, có thể do Bạn kiệt sức vì phải chăm sóc con nhỏ cả ngày. Cũng có thể đó là do nội tiết tố trong cơ thể Bạn thay đổi đột ngột sau khi sanh và nhất là những lúc lên sữa (khoảng 1 tuần lễ đầu sau sanh). Đó là những lúc Bạn cảm thấy buồn chán nhất, đừng tuyệt vọng & nghĩ quẩn vì tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào. Vì vậy, hãy xem điều đó là rất bình thường, hãy cố gắng vượt qua và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt!

Nuôi dưỡng bé như thế nào?

Sau khi chào đời, bé sẽ không ngừng phát triển. Thức ăn chủ yếu của bé lúc này chỉ là sữa mẹ hoặc bú bình (nếu vì một lý do nào đó buộc Bạn không thể cho bé bú mẹ). Vào khoảng độ tuổi này, mỗi cử bú của bé khoảng 60 ml sữa cho mỗi 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Nếu bé bú mẹ, bé sẽ bú khoảng 10 phút cho mỗi cử bú và cứ khoảng 2 tiếng đồng hồ là bé có thể tiếp tục cử bú sau được rồi đấy (vì sữa mẹ dễ tiêu hoá hơn). Hầu hết các bé đều có nhu cầu bú vào ban đêm, có bé bú 2 đến 3 lần mỗi đêm nhưng cũng có bé chỉ bú một lần mà thôi. Tất cả đều không có gì bất thường cả. Khi nào đói, bé sẽ khóc để đòi mẹ cho bú mà thôi! Các thực phẩm khác ngoài sữa dành cho bé lúc này là chưa cần thiết. Hầu như tất cả các bé đều có thể bị dị ứng thực phẩm nếu như Bạn cho bé ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ quá sớm, chưa kể các vấn đề khác như không tiêu hoặc hóc thức ăn. Bạn cũng biết rằng bé còn quá nhỏ để Bạn phải hết sức cẩn thận! Nếu bé cứ đòi bú nhiều hơn thường lệ nhưng Bạn cảm thấy bé đã quá no, hãy cho bé ngậm một cái vú giả đã được tiệt trùng sạch sẽ. Bé cưng của Bạn có thể chỉ muốn mút một cái gì đó hơn là đói bụng!

Trong lúc cho bé bú, Bạn nên thể hiện tình cảm mẹ con bằng cách ôm sát bé vào lòng, giữ bé trong đôi tay ấm áp của Bạn và nhớ là luôn nâng cao đầu bé hơn thân bé một chút để bé có được tư thế thoải mái trong khi bú và còn tránh được vấn đề sặc sữa.

Đối với trẻ bú mẹ:

Hãy tìm một nơi mà Bạn cảm thấy Bạn và bé thoải mái nhất khi cho bé bú. Ôm bé nằm gọn trong lòng Bạn với tư thế sao cho toàn bộ thân mình bé xoay hướng vào cơ thể Bạn. Chạm má hay môi dưới bé vào đầu vú của Bạn sao cho khi mở miệng ra là bé có thể ngậm được vú để bú một cách dễ dàng. Cho bé ngậm hết đầu vú, kể cả phần quầng vú để bé bú được nhiều hơn & tránh gây đau cho Bạn. Khi bé đã bú no, lấy vú ra khỏi miệng bé bằng cách đặt ngón tay trỏ lên vú ở vị trí cạnh mép của bé, ấn nhẹ xuống và rút vú ra. Bạn nhớ làm một cách nhẹ nhàng để tránh làm bé thức giấc vì hầu hết các bé sơ sinh thường ngủ ngay sau khi đã bú no. Thông thường bé sẽ bú khoảng 8 đến 12 cử trong một ngày đêm. Mỗi lần bú khoảng 10-20 phút.Những điểm cần lưu ý:

Chỉ nên dùng khăn sạch vệ sinh vú với nước ấm đun sôi để nguội. Vú Bạn có thể chảy sữa giữa các cử cho bé bú. Vì thế Bạn có thể đặt một miếng lót vú trong áo lót để tránh ướt áo nếu sữa chảy nhiều. Để hạn chế việc này, Bạn có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt đầu vú vài lần để làm ngưng dòng sữa chảy. Bạn cũng có thể làm như thế mỗi khi cho bé bú xong. Nếu vú Bạn sưng to và rất đau, Bạn hãy cho bé bú thường xuyên hơn để làm giảm áp lực sữa trong các tuyến vú. Bạn sẽ thấy bớt đau ngay lập tức khi bé bú. Việc không cho bé bú vì sợ đau thêm sẽ làm cho vú càng sưng to và đau hơn, thậm chí có thể gây sốt do sữa bị ứ đọng quá nhiều và nhiễm trùng vú. Để giảm đau do căng sữa, Bạn có thể chườm nóng cho vú hoặc có thể xịt nước nóng từ vòi sen lên vú. Nếu bé đã quá no mà vú vẫn căng sữa gây đau nhức, Bạn có thể dùng tay hoặc dụng cụ vắt sữa đã được tiệt trùng để vắt bớt sữa vào một cái ly sạch. Sữa này Bạn có thể uống hộ bé cũng rất tốt.Các dấu hiệu sớm của nhiễm trùng vú:

Xuất hiện các vùng đỏ và đau khi chạm vào Đau nhức toàn thân Đôi khi sốt giống như cảm cúm vậy.Nếu có các dấu hiệu trên Bạn nên gọi cho BS ngay.

Đối với bé bú sữa bình:

Luôn luôn rửa tay sạch sẽ mỗi khi chuẩn bị sữa và bình bú cho bé. Rửa các bình sữa, nắp bình, núm vú bằng nước sạch. Dùng nước tẩy rửa & dụng cụ súc bình sữa sử dụng riêng cho bé. Sau đó, trụng lại bằng nước sôi rồi úp lên một tờ giấy thấm sạch cho ráo nước. Bạn có thể sử dụng một bàn chải nhỏ để rửa sạch bên trong bình sữa hoặc cũng có thể sử dụng máy rửa chén cũng được. Pha sữa với nước đã đun sôi để nguội nhưng còn ấm, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì để đảm bảo đúng dinh dưỡng cho bé. Sử dụng nước từ các nguồn nước sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh. Khi cho bé bú, tương tự với khi cho bú mẹ, Bạn hãy giữ cho đầu bé ở tư thế luôn cao hơn thân bé một chút và ôm sát bé trong lòng. Cho bé bú khi bé đói - thông thường là khoảng 3 tiếng một lần, tổng cộng khoảng 8 lần trong một ngày.Hãy cho bé bú theo nhu cầu của bé nếu bé vẫn tăng cân đều đặn. Ở bé gái, tháng đầu tiên có thể tăng đến khoảng 1 kg cân nặng và ở bé trai có thể tăng đến 1.5 kg.

Nếu bé không bú hết cử sữa Bạn đã pha thì Bạn cũng đừng ép bé phải uống hết, có thể bé đã no hoặc bé buồn ngủ, nếu ép quá bé có thể ọc hết lượng sữa đã bú. Bạn có thể uống giúp bé lượng sữa còn thừa ấy vì Bạn cũng cần nhiều dinh dưỡng, đúng không?

Sữa pha sẵn có thể bảo quản trong tủ lạnh cho cử bú sau nhưng không được đựng trong các bình sữa chưa được rửa trước đó.

Cho bé ợ hơi như thế nào?

Ợ hơi giúp đưa lượng không khí mà bé đã nuốt vào trong khi bú ra khỏi dạ dày. Cho bé ợ hơi khi bé bú được nửa bình sữa và ợ thêm lần nữa khi bé đã bú xong. Thực hiện theo chỉ dẫn như sau: Ẳm bé áp vào người Bạn sao cho cằm & đầu bé tựa lên vai Bạn, hoặc để bé ngồi trong lòng Bạn thân mình hơi nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé ợ được. Nếu một phút trôi qua mà bé vẫn không ợ được thì có lẽ bé không bị đầy hơi trong lần bú này.

Hầu hết các bé đều trớ ra một ít sữa sau khi bú xong, và điều đó hoàn toàn bình thường.

Sự phát triển của bé:

Ở độ hai tuần tuổi, năm giác quan của bé được cải thiện từng ngày. Đầu của bé còn quá to so với thân mình và các cơ cổ còn rất yếu vì vậy Bạn phải nhớ cẩn thận nâng đầu bé khi ẳm bồng để bảo vệ đầu và cổ bé.

Bé cũng đã bắt đầu biết sử dụng tai để nghe và mắt để nhìn. Khuôn mặt bé lúc này trông bụ bẩm và đáng yêu hơn lúc mới sanh, đôi lúc bé còn có thể nhoẻn miệng cười trông rất thánh thiện. Giọng nói nhẹ nhàng triều mến của Bạn có thể làm cho bé rất thích thú và cảm thấy an tâm khi nghe được giọng nói thân quen của mẹ. Ngược lại, bao nổi nhọc nhằng của Bạn cũng sẽ tan biến mỗi khi thấy bé cười.

Các bậc cha mẹ đều cho rằng, việc một bé sơ sinh ra đời làm thay đổi toàn bộ nếp sống bình thường và có rất nhiều các công việc phát sinh thêm. Do vậy, trong thời điểm này, sự giúp đỡ của Bạn bè và người thân là rất cần thiết.

Sự vận động của bé:

Vận động của bé ngày càng linh hoạt và tự chủ hơn. Cằm bé có thể nhấc lên một vài giây khi bé được đặt nằm sấp. Lúc này bé chưa thể tự giữ đầu ngóc lên nếu không có sự giúp đỡ. Bé nắm chặt lấy bất cứ vật gì được đặt vào trong tay.Khả năng nhìn và nghe của bé:

Bé có thể quan sát chung quanh bằng mắt. Bé có thể quay hướng về phía có âm thanh phát ra.Dưới đây là các vận động của bé mà Bạn có thể bắt gặp trong một thời điểm nào đó:

Bé có thể giữ đầu ngóc lên trong vài phút khi được đặt nằm sấp. Bé có thể ngã đầu về phía trước khi được đặt ở tư thế ngồi. Bé nhìn thấy rõ nhất ở khoảng cách khoảng 20 centimet. Bé thích nhìn ngắm khuôn mặt mẹ và người thân, và các màu sắc có độ tương phản. Có thể nghe được âm thanh và cũng có thể bị giật mình khi có tiếng động lớn. Bé rất thích thú khi nghe được giọng nói của Bạn và vui sướng hơn khi được Bạn trò chuyện với bé. Bé cũng đã phát triển xúc giác, vị giác và khứu giác. Bé có thể nhận biết được mùi cơ thể thân quen của mẹ đấy!Tìm hiểu tại sao bé khóc?

Khóc là một cách để bé giao tiếp với Bạn. Trong vài tuần lễ đầu sau sanh, một vài bé có thể khóc tổng cộng 2 đến 3 giờ mỗi ngày. Bé có thể khóc nhiều hơn nữa vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 sau sanh. Một số bé có thể khóc từ 10 đến 15 phút trước khi ngủ, còn gọi là bé gây ngủ.

Tất cả các bé đều có những cách khóc khác nhau để thể hiện những nhu cầu khác nhau như khóc khi bị đói, khi bị đau bụng, khi buồn ngủ, khóc khi bị ướt, ... Tất cả đều được bé biểu hiện bằng những cách khác nhau và cũng hoàn toàn không giống nhau ở tất cả các bé. Chính vì vậy, Bạn nên tìm hiểu xem bé yêu của chính Bạn muốn gì. Lúc đầu có thể có nhiều khó khăn, nhưng dần dần Bạn sẽ trở nên thuần thục hơn và lúc đó mỗi khi bé khóc là Bạn đã có thể biết là bé cần gì để đáp ứng nhu cầu của bé, hãy cố lên Bạn nhé!

Mỗi khi bé khóc Bạn hãy nhanh chóng vỗ về bé và nói chuyện với bé để bé an tâm rằng mẹ luôn luôn ở cạnh bé. Tuy nhiên, trong những ngày đầu sau sanh, bé có thể không nín khóc ngay cả khi được Bạn vỗ về, có thể lúc đó bé cần được bú chút đỉnh hoặc cần được bế đi lòng vòng quanh nhà hoặc đôi khi bé chỉ cần được mẹ ôm ấp vào lòng mà thôi.

Khi bé đã lớn hơn nhiều, đôi khi Bạn không cần phải đáp ứng ngay tức khắc mỗi khi bé khóc, nhất là lúc bé khóc mè nheo, vì như vậy sẽ khiến bé ngày càng nhõng nhẽo hơn. Lúc đó, Bạn sẽ rất mệt mỏi vì những đòi hỏi vô lý của bé.

Khi bé khóc hoài mà không có cách gì dỗ được, Bạn hãy thử cho bé ngậm một cái vú giả hoặc là hát cho bé nghe chẳng hạn. Bạn cũng có thể ẳm bé đi loanh quanh và tay vỗ nhè nhẹ vào lưng bé theo một nhịp điệu nào đó hoặc lắc lư nhẹ nhàng qua lại cho bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu bé vẫn khóc không ngừng và tiếng khóc có vẻ dữ dội, gào thét liên tục thì có thể thật sự bé bị đau chổ nào đó trong cơ thể, và lúc này Bạn cần phải gọi cho BS để có thể xác định được nguyên nhân bé khóc.

Trong trường hợp bé khóc liên tục có thể làm cho Bạn nhức đầu và đôi khi căng thẳng quá mức. Tuy nhiên khi đó Bạn hãy cố làm dịu cơn nóng nảy của mình bằng cách nhờ người thân có kinh nghiệm hơn chăm sóc em bé như bà hoặc chị em gái, hoặc ngay cả những người hàng xóm tin cậy nếu như Bạn sống riêng, ẳm ru bé dùm đôi chút. Tuyệt đối không được trút cơn giận dữ lên bé bằng cách lắc mạnh người bé liên tục để thỏa cơn giận và nghĩ rằng bé sẽ nín nếu làm như vậy, hành động này rất nguy hiểm có thể gây ra chấn thương nặng cho cổ và đầu của bé & thậm chí có thể làm bé tử vong hoặc có những tổn thương thần kinh không hồi phục được. Xem thêm bài hội chứng shaking baby.

Giấc ngủ của bé:

Trong suốt tháng đầu Bạn có thể nhận thấy:

Bé ngủ hầu như cả ngày chỉ trừ những lúc bú và đi vệ sinh, bé ngủ khoảng 18 tiếng một ngày. Cứ khoảng 4 tiếng bé thức, bú và chơi khoảng 30 phút sau đó lại ngủ. Bây giờ bé vẫn chưa có khái niệm về thời gian, chưa phân biệt được đêm và ngày và bé cứ ngủ khi có nhu cầu.Bé chưa có trình tự giờ giấc về việc ăn và ngủ. Việc ngủ, bú chỉ diễn ra theo nhu cầu tự nhiên của bé mà thôi. Bé còn bú cả vào ban đêm cho đến tận khoảng 1 tuổi và thậm chí thường xuyên tè dầm. Chính vì thế Bạn cũng phải điều chỉnh giờ giấc của Bạn theo bé để đảm bảo sức khỏe, như lúc bé ngủ Bạn cũng nên tranh thủ ngủ cùng với bé cho dù là ban ngày để khi bé thức Bạn còn có sức để chăm sóc bé, Bạn nhé!

Khi bé lớn hơn Bạn có thể điều chỉnh giờ giấc của bé theo sinh hoạt của gia đình, Bạn có thể tập cho bé chơi và thức nhiều hơn vào ban ngày để bé có thể ngủ thẳng giấc vào ban đêm. Quá trình luyện tập này đôi khi phải diễn ra từ từ từng ít một đến khi nào bé thích nghi được. Tránh thay đổi đồng hồ sinh học của bé một cách đột ngột sẽ khiến bé mệt mỏi và quấy khóc nhiều hơn.

Những lưu ý phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh:

Luôn cho bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngữa cho đến khi bé được ít nhất là 1 tuổi. Nếu bé hay ói ọc, có thể cho bé ngủ ở tư thế nằm nghiêng để tránh thức ăn bé ọc ra có thể lọt vào đường thở của bé. Tuyệt đối không để bé nằm sấp trong lúc ngủ khi trẻ còn quá bé.

Để bé nằm trên một tấm nệm phẳng chắc được đặt trong nôi. Tuyệt đối không được đặt bé nằm trên một mặt phẳng cao mà không có ai bên cạnh dù chỉ trong vài giây, cho dù lúc này bé vẫn chưa bò, lật hay di chuyển được nhưng bé cũng có thể rớt từ trên cao xuống bất cứ lúc nào. Nếu Bạn không có nôi, có thể đặt bé ngủ ở một ví trí an toàn như trên sàn nhà có lót đệm là tốt nhất.

Không để gối trong nôi, không đắp bé bằng khăn lông hay chăn bông (tuyệt đối không sử dụng chăn của người lớn để đắp cho bé), những thứ này có thể làm bé ngạt thở nếu vô tình hoặc do bé quơ đạp mà phủ lên mặt. Tốt nhất Bạn nên cho bé mặc một lớp áo mỏng bên trong và bên ngoài khoác một chiếc áo dày hơn, mặc quần dài, chân mang vớ để giữ ấm cho bé.

Nhiệt độ trong phòng ngủ của bé không được quá lạnh khi bé ngủ. Nếu Bạn có sử dụng máy lạnh, không được điều chỉnh nhiệt độ phòng dưới 27 độ C và không để cho luồn không khí lạnh từ máy hướng thẳng vào người bé. Nếu bị lạnh quá bé có thể bị tuột thân nhiệt rất nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất là nên để bé ngủ trong một căn phòng thoáng khí và yên tĩnh là được, không cần sử dụng đến máy lạnh.

Không ủ bé quá nhiều và chặt cứng đến nỗi bé không thể thở được. Tráng quấn bé quá kỹ bằng nhiều lớp khăn, không đắp bé bằng chăn lông quá dày hay mặc quá nhiều lớp quần áo để ủ ấm trẻ.

Không hút thuốc khi ở gần trẻ hoặc không cho phép ai đó hút thuốc gần trẻ vì khói thuốc rất nguy hiểm và có thể làm bé bị ngạt.

Nếu bé ngủ chung với bố mẹ thì nên để ý kẻo người lớn có thể ngủ quên mà đè lên bé. Vào ban đêm trong khi bé bú ngủ, Bạn chớ nên ngủ quên vì vú Bạn có thể làm bé ngạt thở. Tốt nhất nên cho bé bú xong, rút vú ra, cho bé ợ hơi và sau đó mẹ con cùng ngủ, Bạn nhé!

Tắm bé như thế nào?

Tốt nhất nên tắm bé mỗi ngày một lần để giữ vệ sinh cho bé. Nếu bé có da khô có thể tắm bé hai ngày một lần, những ngày không tắm cũng nên lau rửa bé bằng khăn sạch và nhất là phải giữ cho bộ phận sinh dục của bé luôn sạch sẽ.

Da bé lúc này còn quá mỏng manh và cũng không có gì là dơ nên Bạn không cần phải sử dụng sữa tắm hay xà bông cho bé mà chỉ cần tắm bé bằng nước ấm và sạch là đủ. Khi pha nước nóng nhớ dùng tay Bạn kiểm tra xem nước có quá nóng hay không, để tránh làm bé bị bỏng.

Bạn chỉ được sử dụng nước sạch để lau mặt bé, không được dùng xà bông hay sữa tắm. Lau mắt bé nhẹ nhàng khi mắt bé nhắm lại và lau kỹ ghèn ở góc mắt của bé, có thể sử dụng một góc khăn mặt để thực hiện. Dùng khăn để lau chùi tai bé, không dùng tăm bông.

Bạn cũng nên nhớ gội đầu cho bé trong những lần tắm. Dùng một chiếc khăn sữa nhúng vào nước và nhẹ nhàng lau đầu bé với chiếc khăn còn sũng nước đó, lặp lại nhiều lần cho đến khi đầu bé sạch sẽ. Dùng một chiếc lược mềm chải đầu cho bé sau khi tắm gội để cho lớp gây trên đầu bé bong tróc dần đi, tránh cào xước quá mạnh có thể gây chảy máu và làm đau bé, thậm chí nhiễm trùng.

Nên tắm bé trong phòng kín gió, nếu bé quá nhỏ có thể tắm bé trong phòng ngủ để kín gió. Trình tự tắm bé như sau:

Khâu chuẩn bị:


Hai thau nước ấm sạch, mực nước vừa phải, không quá nhiều. Hai cái khăn lông nhỏ, một khăn sữa. Bạn trải hai khăn lông sẵn trên giường. Một bộ đồ ấm để bé mặc sau khi tắm. Vớ tay và vớ chân của bé. Dầu khuynh diệp. Một chiếc tả giấy. Bông gòn ướt cắt miếng độ khoảng hai ngón tay. Lược mềm để chải đầu bé.Các bước tắm bé: Tuần tự thực hiện theo các bước sau:
Lau mặt cho bé: Bạn ngồi bên cạnh hai thau nước tắm, quần áo bé vẫn giữ nguyên không cởi, đặt bé nằm gọn trong lòng Bạn, đầu bé nằm trên một bàn tay của Bạn. Bạn dùng tay còn lại nhúng khăn sữa vào thau nước đầu tiên, vắt hơi khô và nhẹ nhàng lau mặt bé thật sạch sẽ, nhớ lau sạch cả hai khoé mắt bé. Gội đầu cho bé: Nâng đầu bé lên phía trên thau nước (người bé vẫn nằm trong lòng Bạn), dùng tay không thuận năng trọn đầu bé trong lòng bàn tay, tay kia dùng khăn sữa nhúng nước lau đầu bé như đã hướng dẫn trên và sau đó vắt khô khăn sữa lau đầu bé lại cho khô. Tránh dùng ca múc nước xối lên đầu bé, vì bé có thể giật mình sợ hãi và nước có thể tràn vào mắt mũi bé nếu Bạn sơ ý gây sặc nước. Tắm thân cho bé: Cởi quần áo bé ra và nhẹ nhàng đặt bé vào thau nước sao cho bé có tư thế nửa nằm nửa ngồi trong thau nước, đầu bé tựa lên một cánh tay của Bạn và cánh tay này cũng được vòng qua ngang vai bé với bàn tay giữ chặt nách và cánh tay bên ngoài của bé. Tay còn lại dùng khăn sữa nhẹ nhàng khoát nước lên rửa sạch người bé, nên lưu ý rửa sạch cả phần cổ bé, các kẽ ngón tay và hai nách bé, đừng làm ướt rốn bé nếu rốn bé chưa rụng và khô lại. Sau đó, rửa sạch bộ phận sinh dục của bé (nếu là bé gái chỉ rửa bộ phận sinh dục bên ngoài mà thôi, tránh lau rửa bên trong), tiếp đến nhẹ nhàng kỳ cọ hai chân bé. Chuyển bé qua thau nước sạch thứ hai và khoát nước tráng lại người bé cho sạch.Hoàn tất việc tắm gội, nhanh chóng đặt bé lên khăn tắm đã trải sẵn trên giường và ủ bé lại cho ấm, lau khô hết người bé và dùng cái khăn tắm còn lại lau lại một lần nữa cho bé thật khô ráo. Bạn nhớ lau chùi cho tai bé khô nữa nhé và nhẹ nhàng lau hai cửa lổ mũi bé cho khô sạch. Sau đó:

Lấy miếng bông gòn ướt lau chùi bộ phận sinh dục bé (nếu là bé gái). Làm vệ sinh rốn cho bé (nếu bé chưa rụng rốn) theo hướng dẫn ở phần sau. Mặc tả cho bé (xem bài cách mặc tả cho bé) Mặc quần áo ấm cho bé, mang vớ tay vớ chân cho bé. Thoa dầu khuynh diệp vào hai lòng bàn tay Bạn, xoa nhẹ tay với dầu lên đỉnh đầu và hai lòng bàn chân, đừng quên thoa một ít vào lưng bé nữa nhé. Nhẹ nhàng chải đầu cho bé.Sau khi tắm nên cho bé ở trong phòng kín độ 30 phút và tránh gió lùa. Không nên ngâm mình bé trong nước quá lâu bé sẽ bị cảm, đối với bé ở hai tuần tuổi mỗi lần tắm cho bé chỉ cần 7 đến 10 phút là đủ vì bé không quá dơ lắm đâu.

Chăm sóc rốn:

Luôn luôn giữ cho rốn bé được khô ráo và sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Bạn hãy nâng cuốn rốn bé lên và nhẹ nhàng lau sạch sẽ xung quanh rốn. Làm sạch rốn (đặc biệt là ngay tại cuốn rốn) với một cái tăm bông nhúng đẫm nước ấm hoặc một miếng bông gòn nhúng nước ấm và vắt hơi ráo nước. Lau rốn lại cho khô và băng lại cho sạch sẽ theo hướng dẫn của nữ hộ sinh đã hướng dẫn cho Bạn lúc Bạn còn ở bệnh viện. Tránh tắm ướt rốn bé cho đến khi rốn rụng, thời gian để rốn rụng khoảng từ 10 đến 14 ngày tùy theo mỗi bé. Nếu quá thời gian này mà cuốn rốn vẫn chưa rụng hoặc Bạn phát hiện những vùng sưng đỏ, chạm vào làm bé quấy khóc hoặc những bất thường khác thì phải gọi ngay cho BS của Bạn.Việc tiêu tiểu & vấn đề tả lót cho bé:

Hầu hết các bé đều phải rặn mỗi khi đi cầu. Miễn phân bé mềm là được, không có gì là đáng lo lắng cả. Nhưng nếu phân bé rắn có nghĩa là bé bị táo bón, khi đó Bạn cần đến sự giúp đỡ của BS.

Thay tả cho bé:

Bé nên được thay từ 6 đến 8 cái tả mỗi ngày để tránh hăm tả. Bé có thể đi cầu ngày một lần và thường diễn ra ngay sau cử bú của bé. Phân của bé trông khá hơn những ngày vừa mới sinh, có màu vàng xanh, ít nhớt hơn và mềm hoặc hơi lỏng. Nếu bé không đi phân toàn nước thì Bạn không có gì phải lo lắng cả. Thường xuyên thay tả cho bé nhất là ngay sau khi bé đi cầu để tránh hăm tả cho bé. Khi thay tả phải lau sạch sẽ bộ phận sinh dục, hậu môn, các kẽ bẹn và hai mông bé, sau đó thoa phấn dành cho bé và mặc tả mới vào. Nếu bé bị hăm tả, Bạn phải vệ sinh sạch sẽ phần dưới của bé bằng nước và sữa tắm, sau đó để hở phần dưới không mặc tả cho thoáng khí và khô ráo. Lúc này có thể Bạn không sử dụng tả giấy trong vài ngày và thay thế bằng tả vải.Nếu là bé gái:

Lau từ trước ra sau (lau chim bé trước rồi mới kéo ra hậu môn và mông bé) Chất nhầy màu trắng tiết ra từ âm đạo bé gái trong những ngày đầu sau khi sanh là hoàn toàn bình thường.Ở bé trai có cắt bao quy đầu:

Thực hiện vệ sinh phần dưới của bé theo đúng hướng dẫn của BS khi xuất viện để tránh nhiễm trùng.Ở bé trai không cắt bao quy đầu:

Rửa và lau chùi sạch sẽ chim bé mỗi ngày. Không chà xát mạnh và không kéo ngược bao quy đầu trên dương vật bé.Trang phục dành cho bé:

Hãy thay đổi trang phục cho bé tùy theo mùa. Nếu trời lạnh Bạn nên cho bé mặc quần áo bằng vải dày (nhưng phải rút mồ hôi), và khi ra ngoài trời phải có áo len dày (áo len có mũ đi cùng là tốt nhất), chân phải mang tất để giữ ấm, tay bé đeo vớ tay (Bạn nên lưu ý các sơi chỉ thừa bên trong vớ tay, nó có thể kẹt vào ngón tay bé và làm bé đau đấy). Bạn hãy lộn ngược các vớ tay, vớ chân ra và cắt đi hết các sợi chỉ thừa bên trong ngay sau khi mua về sử dụng cho bé.

Tuy nhiên nếu Bạn ủ ấm bé bằng quá nhiều quần áo dày và chăn bông có thể khiến bé bị tăng thân nhiệt và quấy khóc do nóng bức. Hãy sờ vào ót sau cổ bé để có thể biết được bé quá nóng hay bị quá lạnh (nếu ót bé quá nóng mà không ra mồ hôi có nghĩa là bé bị quá lạnh, còn nếu ót bé quá nóng mà đổ đầm đìa mồ hôi có nghĩa là bé bị ủ nóng quá mức rồi đấy!)

Những lưu ý đảm bảo an toàn cho bé:

Bé của Bạn có thể cử động nhiều và xoay qua xoay lại hay trợt qua một vị trí khác cho dù có thể Bạn vẫn cho rằng bé chưa biết lật và bò nên Bạn không để ý mấy. Vì vậy Bạn chớ có bao giờ để bé một mình mà không có người lớn bên cạnh. Và Bạn cũng không bao giờ được để bé một mình với các anh chị nhỏ của bé hay là các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo chẳng hạn. Các em bé nhỏ có thể nghịch phá và làm bé bị chấn thương đôi khi còn nguy hiểm đến cả tính mạng bé đấy, còn chó và mèo có thể cắn, cào bé hoặc lôi xệch bé đi.

Ngăn ngừa các tai nạn và té ngã:

Không bao giờ để bé một mình hay rời mắt khỏi bé cho dù chỉ một giây trên bất cứ mặt phẳng cao nào như bàn thay tả hoặc là ghế sa lông, bé có thể bị rớt xuống bất cứ lúc nào. Nếu Bạn có việc phải đi chổ khác, như phải xuống bếp hay đi lấy cái tả do quên, Bạn hãy đặt bé vào trong nôi hay tốt hơn hết là ẳm bé theo Bạn. Nếu Bạn sử dụng nôi cho bé, hãy chắc chắn rằng nôi của bé được đặt ở một vị trí an toàn (đặt trên một sàn nhà không gồ ghề và không có bất cứ vật nặng nào ở khoảng không phía trên nôi bé như tranh treo tường bằng gỗ hoặc loa thùng đặt trên đầu tủ gần nôi bé chẳng hạn, vì nó có thể rớt đè lên bé bất cứ lúc nào). Bạn cũng không được đặt nôi bé kế bếp lò hoặc cạnh bàn ăn với những tô canh nóng hổi. Bạn hãy kiểm tra xem hai bên thành nôi có được cố định một cách chắc chắn chưa và khoảng cách giữa các song gỗ bên hông nôi không quá rộng để có thể gây nguy hiểm cho bé. Bạn cũng nên chú ý bảo vệ da và mắt bé khỏi ánh nắng mặt trời (không xoay mặt bé về hướng nắng mặt trời và không phơi nắng bé quá lâu sau 9 giớ sáng hoặc dưới ánh nắng gay gắt). Không bao giờ hút thuốc hoặc cho ai hút thuốc lá gần bé vì hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc) là nguyên nhân gia tăng khả năng bị nhiễm trùng phổi và tai của bé.Ngăn ngừa hóc dị vật & các tai nạn ngạt thở khác:

Không bao giờ được đặt gối, những đồ chơi mềm và lớn như thú nhồi bông, tấm trải bằng nhựa trong nôi bé. Các ông bố, bà mẹ phải học cách sơ cấp cứu, hô hấp nhân tạo để biết mình phải làm gì nếu chẳng may bé bị ngạt thở hoặc ngưng thở. Bạn có thể liên hệ với hội chữ thập đỏ tại địa phương, hoặc các trung tâm y tế để được học các khóa này.

CHĂM SÓC BỆNH NHI NUÔI DƯỠNG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

- Chỉ định: Bệnh nhi có bệnh lý về đường tiêu hóa như: Tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột hoại tử, thoát vị hoành…
Ăn qua đường tiêu hóa không đủ nhu cầu: trẻ non tháng nhẹ cân, ói nhiều, tiêu chảy nặng, hậu môn tạm…

Nguyên tắc:
Đề phòng nhiễm khuẩn: đảm bảo các nguyên tắc vô trùng.
Đảm bảo tốc độ dịch truyền từng loại dịch nuôi. Tuyệt đối không bơm trực tiếp.
Đường truyền:
Tĩnh mạch ngoại biên: dễ chích
Tĩnh mạch trung ương (tĩnh mạch rốn, khủy tay, đùi. Hạn chế chích tĩnh mạch cảnh ở trẻ sơ sinh) nguy cơ nhiễm trùng nặng và cao.

Chăm sóc đường truyền:
Đảm bảo vô trùng khi pha dịch truyền, tiêm chích.
Đảm bảo vô trùng khi chăm sóc thay băng catheter:
Rửa tay phẩu thuật, dụng cụ vô khuẩn
Quấn gạc vô trùng và tẩm betadine ở những điểm nối dây dịch truyền và 3 chia.
Thay dây và chai dịch mỗi 24h.
Pha đúng loại dịch theo y lệnh.
Kiểm tra chất lượng: Các dung dịch còn hạn dùng, không kết tủa, không lẫn tạp chất.
Truyền đúng tốc độ theo y lệnh.
Điều chỉnh tốc tộ và tính lượng dịch:
- Dây truyền dịch lớn: 1ml = 20 giọt: số ml/ giờ = số giọt / ph x 3
- Dây truyền dịch nhỏ ( bầu dịch truyền sơ sinh): 1ml = 60 giọt
Số ml/ giờ =số giọt/ ph
Truyền qua bơm tiêm tự động hoặc máy đếm giọt.
Nếu dịch truyền tĩnh mạch trung ương có y lệnh pha Heparin vào dịch truyền để ngăn ngừa huyết khối.
Cách pha heparine như sau: 1ml Heparine = 5.000 UI
Cách 1: Rút 0,1ml heparine = 500UI. Pha 0,1ml này vào 10ml NaCl 0.9% thì có: 1ml dd NaCl 0.9% chứa 50UI heparine.
Cách 2: Rút 1ml heparine = 5.000UI pha vào 9ml NaCl 0.9% thì có: 1ml dd này chứa 500UI heparine.
Lưu ý: không bao giờ truyền chung các loại dịch sau:
Calci và Bicarbonat
Dopamin và Bicarbonat.
Theo dõi các biến chứng:
- Thoát mạch: Sưng phù xung quanh tại vị trí kim chích nhưng vẫn có máu trong lòng kim khi thử.
- Viêm tĩnh mạch: sưng đỏ dọc theo tĩnh mạch.
- Nhiễm trùng, áp xe vị trí chích: sưng đỏ, tụ mủ quanh vị trí tiêm.
- Nhiễm trùng huyết ( biến chứng nguy hiểm): Bệnh nhi sốt cao, cấy máu có vi trùng. Do không đảm bảo vô trùng.
- Hăm lở da do băng keo: Nguyên nhân: do đọng mồ hôi. Bôi xanh methylen lên vùng da hăm lở.
- Chảy máu tại nơi tiêm.
- Tắc catheter.
- Quá tải, phù phổi cấp: (có biểu hiện khó thở, miệng trào bọt hồng): Ngưng ngay đường truyền, báo Bác sĩ thực hiện y lệnh.
- Thuyên tắc do khí ( bệnh nhi đột ngột suy hô hấp): Nguyên nhân do lẫn bọt khí trong dây truyền.

-------------------------------------------------------------------------------------

Lịch tiêm chủng mở rộng

1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi

- Trẻ dưới 1 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Lao (BCG)
+ Vaccin phòng Viêm gan B lần 1

- Trẻ 2 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Bại liệt (OPV) lần 1
+ Vaccin phòng BH-HG-UV (DPT) lần 1
+ Vaccin phòng Viêm gan B lần 2

- Trẻ 3 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Bại liệt (OPV) lần 2
+ Vaccin phòng BH-HG-UV (DPT) lần 2

- Trẻ 4 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Bại liệt (OPV) lần 3
+ Vaccin phòng BH-HG-UV (DPT) lần 3
+ Vaccin phòng Viêm gan B lần 3

- Trẻ 9 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Sởi


2. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi:

- Vaccin phòng viêm não Nhật bản
+ Số lần tiêm: 3
+ Phạm vi áp dụng: Vùng trọng điểm
+ Đối tượng: Trẻ từ 1 đến 5 tuổi
+ Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ 1 ít nhất 1 - 2 tuần, Mũi thứ 3 cách mũi 1 ít nhất 1 năm

- Vaccin phòng bệnh tả:
+ Số lần tiêm: 2
+ Phạm vi áp dụng: Vùng trọng điểm
+ Đối tượng: Trẻ từ 1 đến 5 tuổi
+ Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ 1 ít nhất 1 - 2 tuần

- Vaccin phòng bệnh Thương hàn:
+ Số lần tiêm: 1
+ Phạm vi áp dụng: Vùng trọng điểm
+ Đối tượng: Trẻ từ 1 đến 10 tuổi

(Theo CTTMCR - Bộ Y tế)


////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

(Theo Nông thôn ngày nay)

Tiêm sai vị trí, tiêm sai kỹ thuật trẻ "lãnh đủ"

Từ vụ 4 trẻ tử vong sau khi tiêm vaccin viêm gan B, các chuyên gia nhận định, ngoài chất lượng vaccin thì việc tiêm sai vị trí, sai kỹ thuật cũng là một nguyền nhân được nghi ngờ gây tử vong. Thực tế, việc tiêm sai vị trí đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.


Hàng loạt trẻ bị tiêm sai vị trí

Theo hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các mũi tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B phải tiêm bắp (mặt ngoài giữa đùi) nhưng rất nhiều nhân viên y tế cứ “đè” tay trẻ ra tiêm.

Chị Nguyễn Thi Linh (quê Thanh Long, Thanh Chương, Nghệ An) kể: "Con tôi được hơn 4 tháng tuổi. Tháng nào tôi cũng cho cháu đi tiêm phòng, nhưng chưa bao giờ thấy nhân viên y tế tiêm vào đùi cháu cả. Cũng có lần sau khi tiêm phòng cháu bị sưng tấy vết tiêm và sốt cao".

Ở Phú Thọ, bà mẹ trẻ Trần Hồng Hà (Tiên Cát, Việt Trì) cũng lo lắng: Con tôi đa tiêm và uống đủ 6 loại vaccin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhân viên y tế chủ yếu tiêm vào tay cháu”. Chị Bùi Thị Bích (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) lo lắng tâm sự "Cháu nhà tôi mới sinh bị ngạt nên 2,5 tháng tuổi tôi mới cho cháu đi tiêm. Lúc ấy cháu bị tiêm liền 2 mũi đều vào bắp tay trái".

Còn cháu Hoàng Diệu Nga (2,5 tháng tuổi ở Minh Xuân, Tuyên Quang) được nhân viên y tế tiêm mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván vào bắp tay trái. Ngày hôm đó, Diệu Nga bỏ bú cả ngày, quấy khóc. Mẹ bé lo lắng, vạch áo ra xem, chị sững sờ vì cánh tay phải của cháu bi sưng tấy, vết tiêm bầm tím, sờ vào thấy cục cứng to như miệng chén uống nước!

Bà Hà Phương Minh, 70 tuổi, ở Lạc Sơn, Hòa Bình cũng cho biết cả 3 đứa cháu nội, ngoại dưới 1 tuổi của bà đều tiêm đủ các loại vaccin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng chưa có mũi nào tiêm vào đùi. Một số mũi như bạch hầu, viêm gan B tiêm vào tay cũng bị sưng tấy.

Chưa nhận được hưỡng dẫn!!!


Ông Vũ Văn Tiến - Quyền Giám đốc Trung tám Y tế dự phòng huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) cho biết, hàng năm Trung tâm đều tổ chức tập huấn tiêm chủng cho cán bộ y tế xã và cộng tác viên y tế thôn bản. Tuy nhiên, Trung tâm chưa nhận được văn bản nào hướng dẫn phải tiêm vaccin viêm gan B và bạch hầu cho trẻ vào đùi. Do vậy trong các buổi tập huấn chưa triền khai kỹ thuật này.


Hiện các nhân viên y tế của Trung tâm vẫn tiêm các loại vaccin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào tay. Y sĩ đa khoa Đỗ Thanh Hương (Trạm Y tế xã Minh Phương, Phú Thọ) nói: “Bao năm nay, chúng tôi chưa từng nhận hướng dẫn nào tiêm đùi nên vẫn tiêm vaccin cho trẻ nhỏ vào bắp tay".

Mới đây nhất, Trạm đã triển khai tiêm viêm gan B cho trẻ vào đùi. Còn mũi tổng hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván vẫn tiêm vào bắp tay! Một bác sĩ là Trạm trưởng Trạm y tế phường ở Tuyên Quang thì lý giải nguyên nhân tiêm tay mà không dám tiêm vào đùi trẻ là vì: "Sợ trẻ bị teo chân (?!)”.



Tiêm sai kỹ thuật, lạm dụng tiêm đã gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe của trẻ, Cụ thể nhất là vụ việc hơn 15.000 trẻ trong cả nước bị teo cơ delta. GS. Nguyễn Thanh Liêm - GĐ Bệnh viện Nhi T.Ư - đã kết luận: “Nguyên nhân gây ra tình trạng biến dạng teo cơ delta ở những đứa trẻ đang tuổi lớn là do tiêm vaccin, kháng sinh quá nhiều hoặc không đúng kỹ thuật vào cơ delta ở tay”.

Theo đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại 8 tỉnh của Vụ điều tra (Bộ Y tế) thì tình trạng lạm dụng tiêm cũng đáng báo động: Người bệnh được tiêm 2-3 mũi/ ngày chiếm tới 47%, số người bệnh được tiêm 4-5 mũi/ ngày là 26% và số người bệnh tiêm tới 5 mũi/ ngày là 6,3%. Tính trung bình, người bệnh điều trị nội trú được tiêm 2,2 mũi/ ngày và đặc biệt trẻ sơ sinh có số lượng tiêm trung bình là 2,5 mũi/ ngày, cao nhất so với các nhóm khác.
(Theo Nông thôn ngày nay)

@ngocnhi: Nếu cháu của bạn tháng đầu tiên đã tiêm phòng lao và VGB rồi thì tháng tới cháu của bạn sẽ được uống vaccin phòng bại liệt, tiêm vaccin DPT lần 1 và vaccin phòng VGB mũi 2
- Trên đây là lịch tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế
- Ngoài chương trình tiêm chủng bắt buộc ấy ra, gia đình nào có điều kiện, địa phương nào có thông báo nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ có nạn dịch... thì có thể cho con tiêm chủng một số loại vaccin khác.

Lịch tiêm chủng cụ thể như sau:

+ Viêm màng não do vi trùng Hib------------------------Trên 2 tháng tuổi

+ Quai bị------------------------------------------------------Trên 12 tháng tuổi

+ Rubéole----------------------------------------------------Trên 12 tháng tuổi

+ Trái rạ (thuỷ đậu)
+ Dại-----------------------------------------------------------Trên 9 tháng tuổi

+ Viêm màng não do não mô cầu A+C------------------Trên 18 tháng tuổi

+ Thương hàn------------------------------------------------Trên 5 tuổi



///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Nuôi dưỡng thế nào để con thông minh?

Nhiều nghiên cứu cho thấy trí thông minh của con người phụ thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường gia đình và xã hội... Đặc biệt chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, tài năng, sức khỏe của trẻ.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất giúp con thông minh.

Nói đến trí tuệ là nói đến hoạt động của hệ thần kinh cao cấp đó chính là bộ não của con người. Vấn đề đặt ra là bộ não hoạt động tốt trong những điều kiện như thế nào? Nhờ sự tiến bộ của sinh học và y học, ngày nay khoa học đã xác định được các điều kiện chủ yếu để bộ não hoạt động tốt là: bộ não phát triển đầy đủ về cấu trúc giải phẫu trong một cơ thể khỏe mạnh về thể chất và tinh thần; được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, dưỡng khí để sinh trưởng, phát triển, bảo đảm hoạt động của não và toàn cơ thể; môi trường sống như: thời tiết, khí hậu thuận lợi, môi trường gia đình, xã hội, điều kiện nuôi dưỡng, học tập, lao động phát triển cao...

Bộ não được hình thành và phát triển như thế nào?

Ngay từ giai đoạn bào thai, bộ não đã được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần sau khi sinh. Ở 3 tháng đầu của bào thai, tế bào não phát triển với tốc độ 250.000 tế bào một phút và tiếp tục phát triển không ngừng suốt thời kỳ thai nghén và sau khi sinh. Khi được 6 tháng tuổi, não đã phát triển đầy đủ các thùy, rãnh với bề mặt giống như não người trưởng thành. Gần một tuổi, trọng lượng não lớn gấp 2 lần lúc mới sinh. Thời kỳ 36 tháng tuổi, số lượng tế bào thần kinh đạt mức cao nhất vào khoảng 14 tỷ tế bào, khi đó trọng lượng của não cũng đạt 80% so với người trưởng thành. Sau 3 tuổi, các tế bào thần kinh không được sinh ra thêm mà chỉ hoàn thiện dần về chức năng và cấu trúc. Giai đoạn 8-9 tuổi, các tế bào thần kinh được biệt hóa hoàn toàn, nặng khoảng 1.400g. Thời kỳ từ 9-20 tuổi, não chỉ tăng thêm khoảng 100g. Trong quá trình cuộc sống của mỗi cá nhân, có những tế bào thần kinh bị thoái hóa và mất đi. Do đó, nếu não bị tổn thương thì không có sự phục hồi hoàn toàn. Vì vậy những năm đầu của cuộc đời là giai đoạn duy nhất để não bộ sinh trưởng và phát triển hoàn thiện. Thời kỳ này, mọi yếu tố thuận lợi hay khó khăn đều có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của não bộ và của trí tuệ trong suốt cuộc đời.

Muốn sinh con thông minh, các bậc cha mẹ phải làm gì?

Dựa vào hiểu biết quá trình hình thành và phát triển của não bộ trên đây, muốn sinh con thông minh khỏe mạnh, chúng ta cần bảo đảm những yêu cầu như sau:

- Từ trước khi thụ thai, bố mẹ phải chuẩn bị tốt về sức khỏe và tinh thần thoải mái. Trong suốt thời kỳ thai nghén, người mẹ cần được chăm sóc bồi bổ với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ về số lượng và chất lượng, nhằm bảo đảm cho hoạt động cơ thể mẹ và thai nhi phát triển tốt. Trung bình 9 tháng mang thai, người mẹ cần tăng thêm 10-12kg. Cơ cấu thức ăn phải đủ các chất đạm, đường, mỡ, vitamin và các yếu tố vi lượng. Bào thai phải được nuôi dưỡng đầy đủ và được bảo vệ để phát triển bình thường, có như vậy não bộ mới hình thành và phát triển tốt. Trong giai đoạn này người mẹ cần sử dụng nhiều loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, gạo, khoai, các loại đậu, rau tươi, hoa quả với tỷ lệ cân đối. Phòng chống thiếu máu cho người mẹ và thai nhi bằng cách uống thuốc bổ sung sắt và folic, sử dụng muối iốt.

- Những năm đầu tiên của cuộc đời, vai trò của dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng, trẻ phải được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi mới giúp cho cơ thể tăng trưởng và phát triển tốt, trong đó số lượng tế bào thần kinh mới được phát triển và biệt hóa tối ưu. Khi mới sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ, vì vậy cần bảo đảm nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì sự phát triển trí tuệ, sức đề kháng và miễn dịch sẽ tốt hơn những trẻ nuôi bằng các thức ăn nhân tạo. Từ 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thêm các thức ăn khác, nhưng vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn. Thức ăn bổ sung của trẻ cần có đủ các chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và các chất vi lượng với tỷ lệ cân đối. Trường hợp ngược lại khi ăn uống thiếu thốn, trẻ sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, cơ thể kém phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, não bộ kém phát triển cả số lượng tế bào thần kinh và khả năng trí tuệ...
- Khoảng thời gian tiếp theo và thời kỳ vị thành niên là giai đoạn hoàn thiện chức năng các tế bào thần kinh, hình thành các phản xạ có điều kiện, thời kỳ này vừa phải bảo đảm dinh dưỡng tốt để cơ thể trẻ khỏe mạnh phát triển lớn lên, vừa phải bảo đảm một môi trường giáo dục tốt, môi trường gia đình và xã hội thuận lợi cho trẻ phát triển thể chất và trí tuệ.

Theo Báo Sức khỏe và đời sống Online (27/03/2008)[/b]

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sốt cao

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sốt cao

Lau mát trẻ bằng rượu, quấn trẻ quá kỹ, nặn chanh, cắt lể, cạo gió hay cữ ăn... Nhiều bậc phụ huynh ngộ nhận, đó là cách chăm sóc trẻ tốt nhất khi bị sốt. Trái lại, theo các bác sĩ, đó là những ngộ nhận nguy hiểm, có thể khiến bệnh tình của trẻ thêm nặng hơn.

Paracetamol và nước ấm là đủ

Trước hết, những điều cần làm để hạ sốt cho trẻ tại nhà là uống thuốc hạ sốt, khuyến khích ăn uống, theo dõi các dấu hiệu trở nặng để đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời (ói mửa nhiều dù chỉ một lần, đau bụng, bứt rứt, mệt, lạnh tay chân, tím, vã mồ hồi, xuất huyết...) và tái khám đúng hẹn.


Phụ huynh không được tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids. Các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.


Thuốc an toàn nhất để hạ sốt cho các cháu là Paracetamol. Cứ 4 - 6 giờ một lần, các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống từ 10 - 15mg Paracetamol/ mỗi kg cân nặng. Thứ hai, lau mát cho trẻ. Trẻ dưới 6 tuổi khi sốt cao thường hay dọa làm kinh (co giật).


"Khi trẻ sốt cao và đang làm kinh, người nhà tuyệt đối không được nặn bất cứ một thứ gì, ví dụ như vài giọt chanh, vào trong miệng trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ bị sặc và gây tử vong," BS. Hùng cảnh báo.


Điều cần làm là pha nước ấm, tương tự như pha nước tắm cho trẻ (để cùi chỏ tay của người lớn vào chậu nước, nếu thấy nước âm ấm là được).


Sau đó, dùng 5 cái khăn, 2 khăn đắp vào nách và 2 khăn đắp vào bẹn, khăn còn lại nhúng nước lau khắp cơ thể trẻ. Đối với các khăn đắp cố định ở nách và bẹn, sau 5 - 10 phút lấy ra nhúng lại vào nước ấm, vắt ráo và đắp liên tục vào bẹn và nách.


Giải nhiệt bằng rượu, nước đá: Nên chăng?


Có một thói quen mà người già hay sử dụng khi làm mát cho trẻ là đổ vào nước ấm một chút rượu hay cồn (alchol). Việc kết hợp này có thể làm mát trẻ rất nhanh, thậm chí mát lạnh do sự bốc hơi. Tuy nhiên, điều đó vô cùng nguy hiểm.


Rượu hay cồn khi bốc hơi có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Chưa kể, hiện nay ở một số nơi, rượu đế chưa chắc đã an toàn. Người ta bỏ thêm một số các chất như thuốc diệt sâu rầy, khiến cho rượu trong vắt. Do đó tuyệt đối không được đổ rượu, cồn vào nước khi lau cho trẻ.


Kinh nghiệm cho thấy lấy chanh xoa cho trẻ sẽ khiến trẻ hạ sốt. Đây là một điều không nên làm. Chanh có chứa một độ axít loãng làm bỏng hay hư da trẻ.


Khi trẻ sốt vào nửa đêm, không có nước bình thuỷ. Các bậc cha mẹ phải làm sao? Người lớn có thể lấy nước máy bình thường vẫn sử dụng hàng ngày để lau cho trẻ.


Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc, khi trẻ sốt thì phải dùng quạt, nước đá để sức nóng tỏa ra nhanh. Đúng hay sai? Sử dụng nước đá có thể khiến trẻ càng ớn lạnh và run dữ. Càng run chừng nào, cơ thể càng sinh nhiệt và sốt cao chừng ấy, chưa kể đá lạnh có thể khiến trẻ bị sưng phổi.


Khi trẻ sốt cao co giật, cha mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên, lấy khăn gấp lại, nhét vào miệng đề phòng trẻ cắn lưỡi. Sau đó đưa trẻ đến các cơ sở gần nhất, sơ cấp cứu rồi tìm nguyên nhân bệnh.


Khi trẻ sốt, cởi bớt quần áo cho thoáng mát để sức nóng toả ra. Chỗ trẻ nằm nghỉ ngơi phải thông thoáng.


"Nhiều bậc cha mẹ, thấy con sốt cao, rờ tay chân thấy lạnh ngắt. Đó là do nhiệt độ cao khiến trẻ ớn lạnh. Không được quấn trẻ quá nhiều. Quấn trẻ trong chăn nhiều quá, sức nóng không có đường ra được, chỉ còn một con đường thoát là dồn lên não và có thể làm kinh,"BS. Hùng nói.


Cạo gió, cắt lể: Cấm!

Nhiều người còn cho rằng, khi trẻ làm kinh phải cắt lể để nặn hết máu độc ra. Khi chuyển trẻ đến bệnh viện, trong trường hợp sốt xuất huyết, do rối loạn đông máu, việc cầm máu rất khó khăn. Toàn bộ cơ thể bị rỉ máu. Cấm cạo gió cắt lể khi trẻ sốt, bác sĩ không thể theo dõi được chỗ nào xuất huyết do bệnh, chỗ nào do cạo gió.

Không cho trẻ bị sốt truyền các loại dịch không đúng, có thể khiến trẻ sốc dịch truyền và tử vong.

Về vấn đề dinh dưỡng, phải khuyến khích trẻ ăn uống bình thường, bú sữa mẹ. Cho trẻ uống nhiều nước như uống nước dừa, sữa, nước trái cây.

Ngoài nước ra, các loại nước này còn bổ sung thêm năng lượng, chất bổ, vitamin... Trẻ 15 tuổi, khi bị sốt, có thể uống 5 - 6l nước mỗi ngày là chuyện bình thường. Nhưng phải cho trẻ ăn no trước, rồi mới cho trẻ uống nước.

Rối lượng điện giải ở trẻ sơ sinh như thế nào !?

Rối loạn điện giải

1. Hạ natri máu

Được gọi là hạ natri máu khi nồng độ natri huyết thanh thấp hơn 130 mmol/L. Thường thì chỉ khi nào nồng độ natri máu thấp hơn 125 mmol/L mới gây nên những rối loạn thần kinh nặng. Ở trẻ sơ sinh cực non và sơ sinh nguyên nhân hạ natri máu là tăng mất trong khi lượng cung cấp lại không đủ.

Na+ cần bù (mmol/L) = ([Na+] muốn đạt được- [Na+] bệnh nhân) x 0.6 x trọng lượng (kg)

Khi hạ natri có triệu chứng (co giật hoặc Natri < 120 mmol/L, bù natri theo công thức: Na+ cần bù (mmol/L) = (125 mmol/L- [Na+] bệnh nhân) x 0.8 x trọng lượng (kg) trong 3 đến 6 giờ bằng dung dịch NaCl 3%, sau đó bù lượng thiếu hụt trong 24 giờ tiếp theo trong dịch nuôi dưỡng.

Trong trường hợp hạ natri máu không triệu chứng thì bù một nửa lượng natri thiếu hụt trong 6 đến 8 giờ và lượng còn lại trong 24 giờ tiếp theo trong dịch nuôi dưỡng.

.2. Tăng natri máu

Chẩn đoán tăng natri máu khi nồng độ natri huyết thanh cao hơn 145 mmol/L. Tăng natri nặng nề > 160 mmol/L có thể gây nên những tổn thương thần kinh trung ương vĩnh viễn. Tăng natri máu thường gặp nhất trong những ngày đầu sau sinh ở trẻ sơ sinh non tháng và thường là hậu quả của cung cấp nước không đủ bù lại lượng nước mất không nhận biết. Không nên hạ natri máu nhanh quá 10 mmol/L trong 12 giờ vì có nguy có gây nên co giật và những tổn thương thần kinh trung ương không hồi phục.

Nước thiếu hụt = (0,6 x trọng lượng BN) x (Na+ BN – Na+ mong muốn)/Na+ mong muốn

.3. Hạ kali máu

Hạ kali máu được định nghĩa là kali huyết thanh thấp hơn 3,5 mmol/L. Trừ trường hợp trẻ đang được điều trị bằng digitalis, hạ kali máu ít khi gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu nồng độ kali huyết thanh vẫn ≥ 3,0 mmol/L. Hạ kali máu thường do lợi tiểu, ỉa chảy, khiếm khuyết ở thận; lượng K+ đưa vào không đủ; giảm K+ ngoại bào do nhiễm kiễm chuyển hóa. Điều trị hạ kali máu chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây hạ kali. Không bao giờ được dùng kali bơm tĩnh mạch hoặc liều bolus vì có nguy cơ gây loạn nhịp nguy hiểm. Trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp có thể truyền nhanh nhưng tốc độ không quá 0,3 mmol/kg trong 20 phút.

.4. Tăng kali máu

Gọi là tăng kali máu khi nồng độ kali huyết tường cao hơn 6 mmol/L. Nhìn chung, tăng kali máu thường nguy hiểm hơn hạ kali máu nhất là khi kali cao hơn 6,5 mmol/L hoặc có những biến đổi trên điện tâm đồ. Nguyên nhân tăng kali máu bao gồm phóng thích kali từ các neuron bị tổn thương, do dung giải hồng cầu sau xuất huyết trong não thất, chấn thương và tan huyết nội mạch. Nhiễm toan chuyển hóa nặng (tăng chuyển kali từ nội bào ra ngoại bào) và giảm thải kali qua thận cũng góp phần làm tăng kali huyết thanh. Tăng kali máu cũng là một trong những dấu hiệu sớm nhất của tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Xử trí tăng kali máu gồm ổn định bệnh nhân theo các bước ABC, ngừng tất cả nguồn cung cấp kali (truyền dịch, truyền máu, thay máu) và điều trị nguyên nhân (ví dụ điều trị sốc, kháng sinh trong nhiễm trùng huyết, điều trị hạ natri máu, hydrocortisone trong tăng sản thượng thận bẩm sinh, điều trị suy thận). Có thể truyền kết hợp glucose-insulin: 0,3 g/kg glucose + 0,1 đơn vị insulin trong vòng 30 phút (hiệu quả ngắn hạn nhằm tăng vận chuyển kali vào nội bào). Trong trường hợp có thay đổi hình dạng sóng trên điện tâm đồ (đặc biệt là trong truyền máu) thì lập tức dùng calcium gluconate 10% 1ml/kg tiêm TM chậm (3-5 phút) sau đó truyền liên tục 4ml/kg/24h (theo dõi điện tâm đồ). Kiềm hóa máu bằng natribicarbonate: 1mmol/kg giảm kali huyết thanh xuống 1 mmol/l (tác dụng ngắn hạn). Salbutamol 4 μg/kg trong 5ml dung dịch trong 20 phút (tác dụng kéo dài khoảng 120 phút) hoặc hít albuterol (liều 400 μg cách nhau mỗi 2h) cũng có tác dụng làm giảm kali máu. Cần nhập viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân cũng như xử trí tiếp tục.

.5. Hạ calci máu

Hạ calci máu thường gặp hơn tăng calci máu và được định nghĩa khi nồng độ calci huyết thanh toàn phần thấp hơn 1,75 mmol/L hoặc calci ion hóa thấp hơn 0,63 mmol/L. Hạ calci máu thể sớm xuất hiện trong vòng ba ngày đầu sau sinh ở trẻ sinh non, mẹ đái đường không được điều trị đúng hoặc trẻ bị ngạt. Hạ calci máu thể muộn xuất hiện sau một tuần và thường có liên quan đến các tình trạng làm tăng phospahte máu như suy cận giáp, mẹ sử dụng các thuốc chống co giật và thiếu vitamin D. Triệu chứng bao gồm tăng tính kích thích toàn thân: rung rẩy cơ, tăng phản xạ gân xương, tăng kích thích quá mức, phản ứng tăng bất thường đối với các tác động bên ngoài. Khi có triệu chứng lâm sàng cần nhanh chóng dùng calcium gluconate 10% 1-2 ml/kg tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 phút dưới monitor (nguy cơ vô tâm thu. Cần chú ý trong trường hợp điều trị digitalis). Trước khi tiêm calcium gluconate cần phải lấy máu định lượng calci máu. Tiêm calci ra ngoài lòng mạch có thể gây nên hoại tử tổ chức.

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2008

Chăm sóc dinh dưỡng cho người ốm (bệnh)

“Bệnh tại miệng” quả không sai, vì đôi khi bệnh tật sinh ra (hoặc nặng hơn) do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu hiểu biết và cả thiếu kiềm chế nữa. Chính vì vậy, bên cạnh những phương pháp điều trị thích hợp thì chế độ dinh dưỡng theo phương châm “Lựa bệnh mà ăn” sẽ giúp bạn chiến thắng bệnh tật, và đó cũng là cách để chứng tỏ sự chuyên nghiệp với chính sức khỏe của mình.

1. Viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính chia làm hai loại: nguyên phát và thứ phát. Viêm dạ dày thứ phát là chỉ bệnh viêm dạ dày do các bệnh mãn tính của dạ dày gây nên như viêm loét đường tiêu hóa, ung thư dạ dày, viêm sau khi mổ.


Còn viêm dạ dày nguyên phát là bao gồm loại viêm dạ dày vết loét nông, viêm dạ dày thể teo và viêm dạ dày do niêm mạc dạ dày dày lên. Nói chung viêm dạ dày mãn tính cần chú ý:


- Kiêng các chất kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, thuốc lá, ớt, hạt tiêu, hạt cải. Ngoài ra ăn thức ăn quá nóng, ăn không nhai kỹ đều là những nguyên nhân làm tổn thương niêm mạc dạ dày.


- Kiêng hút thuốc lá.


- Kiêng nước uống có ga khi ăn cơm, vì sẽ khiến dịch vị dạ dày bị loãng, bất lợi cho tiêu hóa, chất bicacbonat của nước có ga lại kích thích niêm mạc khiến dạ dày sẽ giảm tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tạo men proteaza từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày.


- Kiêng ăn lạc sống vì rất khó tiêu, làm chứng viêm dạ dày nặng thêm. Chất béo và chất protein chứa trong lạc sống nếu không qua xử lý bằng nhiệt độ thì các men tiêu hóa sẽ không phát huy tác dụng, gây nên hiện tượng không tiêu hóa được.


- Nên thường xuyên ăn sữa chua bởi vi khuẩn sữa chua (lactobacillus), men sữa (lactaza), axit sữa (axit lactic), giúp cho việc tiêu hóa, rất có lợi cho viêm dạ dày mãn tính.


2. Táo bón


Táo bón là do ruột già vận động chậm, hấp thụ nước quá nhiều, phân khô và cứng tích lại trong ruột già không đẩy ra được, có triệu chứng là số lần đại tiện ít, lượng phân ít, đại tiện khó.


Bệnh táo bón cần chú ý:


- Nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.


- Uống nhiều nước.


- Tránh ăn các thực phẩm dễ gây táo bón như sữa bò, thức ăn từ sữa, đậu phụ khô.


- Tránh ăn thức ăn quá tinh như thịt, trứng, sữa bởi ăn quá nhiều cũng gây táo bón.

3. Viêm túi mật, sỏi túi mật


Viêm túi mật và sỏi túi mật thường đi kèm với nhau, hay xảy ra với người trung niên trở lên, nhất là ở phụ nữ béo và sinh nhiều con. Thường là sau khi ăn thức ăn nhiều chất béo thì đột nhiên thấy đau nhiều ở bụng bên phải, đau lan về phía vai phải, đau rất dữ dội làm bệnh nhân vật vã, toát mồ hôi, kèm theo lợm giọng, nôn mửa, sốt cao, rét run.

Cách phòng và chữa bệnh viêm túi mật, sỏi trong túi mật có liên quan mật thiết đến ăn uống.

- Khống chế lượng chất béo có thể làm giảm nhẹ hoặc làm hết cơn đau.


- Nên ăn các loại thực phẩm được chế biến dưới hình thức hầm, ninh, luộc, hấp là chủ yếu không nên chiên.


- Vì tạo ra sỏi ở mật có liên quan đến lượng cholesterol trong cơ thể quá cao, cho nên cần hạn chế các thức ăn có chứa cholesterol như lòng đỏ trứng, trứng cá, tủy não, gan, thịt mỡ...


- Các loại rượu và thức ăn có chất kích thích, các loại gia vị mạnh đều có thể sinh ra các chất làm tăng co bóp của túi mật, khiến các cơ ở cổ túi mật không kịp giãn cho nước mật chảy ra, có thể dẫn đến kết sỏi mật và viêm túi mật cấp tính, do vậy cần phải hạn chế ăn các thức ăn đó.


4. Béo phì

Bệnh béo phì là do ăn uống nhiều năng lượng trong thời gian dài, dinh dưỡng quá thừa, nhưng hoạt động ít. Các chất dư thừa chuyển hóa thành mỡ, tích tụ lại dưới da hoặc ở các bộ phận của cơ thể. Nói chung nếu vượt quá tiêu chuẩn cân nặng 20% là bị béo phì. Với bệnh này cần chú ý:


- Tránh ăn những thức ăn có nhiều mỡ động vật như bơ, thịt mỡ, ngan, vịt, ngỗng quay, các món điểm tâm rán, xào bằng mỡ, kể cả các món ăn giàu cholesterol như cá, lòng đỏ trứng.


- Không nên ăn hoặc ăn ít khoai lang, khoai tây, bột ngó sen ngọt, mứt quả, mật ong, kẹo, mứt, bột sữa mạch nha.


- Tránh ăn nhiều vào bữa tối. Khoa học đã chứng minh, ăn vào nửa buổi sáng có ảnh hưởng đến cơ thể ít hơn ăn vào nửa buổi chiều. Nhiều người có thói quen bữa tối ăn thật nhiều, tập quán này cần phải thay đổi.


5. Huyết áp cao

- Bệnh huyết áp cao nên tránh ăn nhiều và lâu dài thức ăn giàu cholesterol. Vì như thế sẽ làm mỡ trong máu lên cao, khiến tính đàn hồi của động mạch bị giảm, dẫn đến huyết áp tâm trương tăng cao.


- Tránh ăn nhiều muối. Muối ăn thông thường có hàm lượng clorua natri từ 90% trở lên. Theo nghiên cứu thì lượng muối ăn và huyết áp cao có quan hệ mật thiết. Vì vậy có người gọi muối ăn là đồng phạm của huyết áp cao.


6. Động mạch vành


- Tránh thức ăn nhiều chất béo.

- Tránh uống rượu mạnh.

- Tránh tắm sau khi ăn, vì người bệnh đang gặp trở ngại về cung cấp máu của cơ tim ở mức độ khác nhau, nếu sau khi ăn tắm ngay, thì lúc đó số lượng lớn máu đang trải ra ở hệ thống tiêu hóa và da toàn thân, sẽ khiến việc cung cấp máu của cơ tim càng khó khăn, do đó dễ gây ra nhồi máu cơ tim.

- Tránh ăn quá no đặc biệt là đối với những người sau khi ăn hay bị đau nhói tim.

- Kiêng hút thuốc.


7. Mạch máu não

- Tránh ăn thức ăn giàu natri. Ăn ít muối, mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 5g, vì natri nhiều làm tăng huyết áp.


- Tránh thức ăn giàu chất béo, vì nó sẽ làm tăng thêm độ quánh của máu.


- Tránh ăn nhiều đường và các chất ngọt, vì đường trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất béo cũng làm tăng độ quánh của máu.


- Tránh hút thuốc, vì nicotin làm độ quánh của máu tăng cao, rượu chứa cồn có thể làm cho trao đổi chất béo bị rối loạn.


8. Bệnh đàn ông

- Tránh uống rượu: Uống rượu sẽ làm bệnh liệt dương nặng thêm. Uống rượu quá nhiều hoặc say rượu làm cho tuyến sinh dục trúng độc, biểu hiện ở mức testosteron hạ thấp.

Người bình thường không hay uống rượu, đột nhiên uống phải rượu mạnh cũng có thể dẫn đến mức testosteron hạ thấp gây liệt dương.


- Tránh ăn rau cần: Ăn rau cần thường xuyên có thể làm cho số lượng tinh trùng giảm xuống. Vì vậy người ít tinh trùng nên tránh ăn rau cần, nếu không dù uống bao nhiêu thuốc bổ, cũng vô ích.


- Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nam giới vô sinh. Y học đã chứng minh, nồng độ tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng hoạt động của người hút thuốc lá thấp hơn nhiều so với người không hút.


9. Đái tháo đường



Đái tháo đường là loại bệnh mãn tính và yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khá chặt chẽ:


- Hạn chế thức ăn có đường.


- Hạn chế lượng muối ăn, muối có thể kích thích men amilaza tiêu hóa số đường glucoza đã hấp thu, làm ảnh hưởng đến trao đổi đường trong cơ thể và chất insulin làm nồng độ đường trong máu tăng lên.


- Kiêng uống rượu: Insulin làm tăng thêm độc tính của rượu, vì vậy khi đang tiêm insulin tuyệt đối không được uống rượu trắng, cả rượu vang nho và bia cũng không nên uống.


- Kiêng ăn thức ăn béo, ngọt, nhiều gia vị.


- Kiêng hút thuốc bởi chất nicôtin có thể kích thích sự tiết dịch của tuyến thượng thận làm đường huyết tăng lên.


Lượng nicôtin ít, có tác dụng gây hưng phấn hệ thống thần kinh trung ương, lượng nicôtin nhiều sẽ ức chế hoặc làm tê liệt thần kinh trung ương, rất có hại đối với người bị đái tháo đường, nhất là người chữa bằng insulin càng phải kiêng hút thuốc lá.


10. Bướu cổ

- Chế độ dinh dưỡng của bị người bệnh này cần giàu nhiệt lượng, giàu vitamin, đủ hydratcacbon và protein.


- Tránh các loại thức ăn có tính kích thích, các loại rượu để không làm tăng thêm sự hưng phấn thần kinh của bệnh nhân.


- Tránh buồn phiền giận dữ, giữ cho tình cảm được ổn định, lạc quan để không có phản ứng kích thích xấu, cho việc khôi phục sức khỏe.


- Nếu chỉ là bướu cổ đơn thuần, kiêng ăn các loại rau như cải canh, củ cải, vì ăn những thứ rau này sẽ sinh ra muối sunfoxianat có thể mau chóng chuyển thành axit sunfoxyanic là chất làm to tuyến giáp trạng.


- Không nên ăn nhiều các loại quả có chứa nhiều sắc tố thực vật như cam, quít, táo, lê, nho, vì trong những hoa quả này có chứa chất flavon, sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit diglycerobenzoic và axit ferulic đều là những chất làm ức chế chức năng tuyến giáp trạng rất mạnh, làm cho bệnh nặng thêm.


11. Ung thư



- Tránh ăn nhiều muối.


- Tránh ăn thực phẩm đã bị cháy.


- Tránh ăn thức ăn bị mốc, nhất là lạc, ngô, đậu tương đã mốc, vì trong đó có chứa aflatoxin là chất gây ung thư cực mạnh.


- Tránh ăn thức ăn còn dư lượng thuốc sát trùng, vì một số thuốc sát trùng có chứa chất gây ung thư.


- Tránh uống rượu.

- Nên ăn nhiều rau quả.


12. Loãng xương


Chứng loãng xương gặp nhiều ở phụ nữ và người già, do thiếu chất canxi hoặc nguyên nhân khác làm giảm độ cứng của xương. Với bệnh này cần lưu ý:

- Tránh ăn nhiều đường bởi đường có thể ảnh hưởng sự hấp thụ canxi, gián tiếp dẫn đến chứng loãng xương.


- Tránh ăn nhiều chất protein, vì chất protein vào cơ thể quá nhiều sẽ làm mất canxi. Theo nghiên cứu, nếu trung bình một người phụ nữ cần 65g protein mỗi ngày, mà ta lại tăng lên đến 98g, thì sẽ có 26g canxi bị mất đi mỗi ngày.


- Tránh ăn quá mặn dễ làm mất canxi và làm nặng thêm chứng loãng xương.


- Tránh uống cà phê. Người nghiện cà phê bị mất nhiều canxi hơn người không nghiện.


13. Bệnh gan

Người bị viêm gan cần nhiều dinh dưỡng hơn người khỏe mạnh để duy trì chức năng trao đổi trong cơ thể giúp khôi phục tế bào gan. Vì vậy, hàng ngày bổ sung một lượng đường glucoza, protein và chất béo.


Tuy nhiên, không phải càng ăn nhiều càng ăn tốt thì bệnh càng chóng khỏi, mà ngược lại còn có hại. Kết quả nghiên cứu cho biết, nếu đường glucoza có quá nhiều trong cơ thể sẽ chuyển thành đường phosphotrioza, loại đường này ở trong gan lại chuyển thành chất mỡ, làm cho chất béo trong máu tăng lên, khiến cho tốc độ máu chảy chậm lại, độ nhớt của máu tăng, các mạch máu nhỏ dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến một số biến chứng của hệ tim mạch.


Ngoài ra, người bị viêm gan thường phải nằm lâu ở trên giường, ít hoạt động, bổ sung đường và chất béo quá nhiều, cộng thêm sự rối loạn trong trao đổi đường, cơ thể dần dần béo lên, gan sẽ có thể thay đổi từ viêm gan trở thành gan nhiễm mỡ.


Đồng thời, ăn nhiều chất ngọt và chất béo hoặc ăn uống vô độ làm cho dạ dày và ruột không kịp tiêu hóa, sinh ra đầy bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy người bị viêm gan không nên ăn nhiều đường và thịt. Đặc biệt nên ăn ít thịt mỡ, tránh tuyệt đối uống rượu.


14. Hội chứng thời kỳ mãn kinh



Trong thời kỳ mãn kinh, chế độ dinh dưỡng cần lưu ý:


- Nên ăn thức ăn giàu protein như trứng gà, sữa bò, thịt nạc, cá, đậu tương và các thức ăn giàu canxi, giàu sắt, nhiều đồng, như các loại hải sản, gan động vật, tiết động vật, rau xanh, quả tươi, quả khô. Cũng nên bổ sung nhiều thức ăn làm hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu như ngô, đậu xanh, rau cần, hoa quả.


- Tránh ăn thức ăn có nhiều muối, nên ăn nhạt. Mỗi ngày không được ăn quá 8g muối. Không ăn hoặc ăn ít thức ăn nhiều muối như dưa muối, thịt muối, thịt xông khói, lạp xưởng, tương, đề phòng bị phù, do chứa nhiều natri.


- Tránh thức ăn giàu đường, giàu mỡ. Nên ăn ít đường, bánh ngọt và đồ uống nhiều đường để tránh béo phì và đái tháo đường. Không nên ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, mỡ động vật và lòng đỏ trứng để phòng xơ cứng động mạch dẫn đến bệnh động mạch vành.


- Hạn chế uống cà phê, trà và côca-côla. Để tránh mất cân bằng canxi, giảm bớt tình trạng canxi bị mất theo đường nước tiểu.


15. Phụ nữ sau khi nạo, sảy thai




Phụ nữ sau khi nạo, sảy thai máu ra nhiều hay xuất hiện các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, tim hồi hộp, chán ăn, tụt nhiệt độ. Lúc này, chế độ ăn uống rất cần chú ý giữ gìn.


- Nên ăn thức ăn giàu protein như thịt gà, thịt nạc, các loại trứng, sữa, các loại đỗ đậu và chế phẩm của đậu để bổ sung protein.


- Người yếu ra nhiều mồ hôi, nên bổ sung các loại vitamin hòa tan trong nước như C, B1, B2 từ các loại rau tươi, lòng đỏ trứng.


- Nên ăn nhiều loại rau có nhiều xơ như rau cần, rau hẹ, cải trắng và các loại quả, củ để đề phòng táo bón.


- Tránh ăn thức ăn có chất kích thích như ớt, hồ tiêu, gừng rượu, giấm vì những chất này có thể kích thích bộ phận sinh dục làm sung huyết và tăng thêm lượng huyết hành kinh.


- Nên ăn các loại thức ăn có tính nóng và bổ. Tránh ăn thức ăn có tính hàn như cua, trai, hến, ốc, rất bất lợi cho việc hồi phục sức khỏe.


- Hạn chế ăn chất béo vì sau khi nạo, sảy thai sẽ phải nghỉ ngơi. Giảm bớt protein, đường, vitamin để tránh béo phì.