Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

CHĂM SÓC BỆNH NHI NUÔI DƯỠNG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH

- Chỉ định: Bệnh nhi có bệnh lý về đường tiêu hóa như: Tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột hoại tử, thoát vị hoành…
Ăn qua đường tiêu hóa không đủ nhu cầu: trẻ non tháng nhẹ cân, ói nhiều, tiêu chảy nặng, hậu môn tạm…

Nguyên tắc:
Đề phòng nhiễm khuẩn: đảm bảo các nguyên tắc vô trùng.
Đảm bảo tốc độ dịch truyền từng loại dịch nuôi. Tuyệt đối không bơm trực tiếp.
Đường truyền:
Tĩnh mạch ngoại biên: dễ chích
Tĩnh mạch trung ương (tĩnh mạch rốn, khủy tay, đùi. Hạn chế chích tĩnh mạch cảnh ở trẻ sơ sinh) nguy cơ nhiễm trùng nặng và cao.

Chăm sóc đường truyền:
Đảm bảo vô trùng khi pha dịch truyền, tiêm chích.
Đảm bảo vô trùng khi chăm sóc thay băng catheter:
Rửa tay phẩu thuật, dụng cụ vô khuẩn
Quấn gạc vô trùng và tẩm betadine ở những điểm nối dây dịch truyền và 3 chia.
Thay dây và chai dịch mỗi 24h.
Pha đúng loại dịch theo y lệnh.
Kiểm tra chất lượng: Các dung dịch còn hạn dùng, không kết tủa, không lẫn tạp chất.
Truyền đúng tốc độ theo y lệnh.
Điều chỉnh tốc tộ và tính lượng dịch:
- Dây truyền dịch lớn: 1ml = 20 giọt: số ml/ giờ = số giọt / ph x 3
- Dây truyền dịch nhỏ ( bầu dịch truyền sơ sinh): 1ml = 60 giọt
Số ml/ giờ =số giọt/ ph
Truyền qua bơm tiêm tự động hoặc máy đếm giọt.
Nếu dịch truyền tĩnh mạch trung ương có y lệnh pha Heparin vào dịch truyền để ngăn ngừa huyết khối.
Cách pha heparine như sau: 1ml Heparine = 5.000 UI
Cách 1: Rút 0,1ml heparine = 500UI. Pha 0,1ml này vào 10ml NaCl 0.9% thì có: 1ml dd NaCl 0.9% chứa 50UI heparine.
Cách 2: Rút 1ml heparine = 5.000UI pha vào 9ml NaCl 0.9% thì có: 1ml dd này chứa 500UI heparine.
Lưu ý: không bao giờ truyền chung các loại dịch sau:
Calci và Bicarbonat
Dopamin và Bicarbonat.
Theo dõi các biến chứng:
- Thoát mạch: Sưng phù xung quanh tại vị trí kim chích nhưng vẫn có máu trong lòng kim khi thử.
- Viêm tĩnh mạch: sưng đỏ dọc theo tĩnh mạch.
- Nhiễm trùng, áp xe vị trí chích: sưng đỏ, tụ mủ quanh vị trí tiêm.
- Nhiễm trùng huyết ( biến chứng nguy hiểm): Bệnh nhi sốt cao, cấy máu có vi trùng. Do không đảm bảo vô trùng.
- Hăm lở da do băng keo: Nguyên nhân: do đọng mồ hôi. Bôi xanh methylen lên vùng da hăm lở.
- Chảy máu tại nơi tiêm.
- Tắc catheter.
- Quá tải, phù phổi cấp: (có biểu hiện khó thở, miệng trào bọt hồng): Ngưng ngay đường truyền, báo Bác sĩ thực hiện y lệnh.
- Thuyên tắc do khí ( bệnh nhi đột ngột suy hô hấp): Nguyên nhân do lẫn bọt khí trong dây truyền.

-------------------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét