Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

Lịch tiêm chủng mở rộng

1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi

- Trẻ dưới 1 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Lao (BCG)
+ Vaccin phòng Viêm gan B lần 1

- Trẻ 2 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Bại liệt (OPV) lần 1
+ Vaccin phòng BH-HG-UV (DPT) lần 1
+ Vaccin phòng Viêm gan B lần 2

- Trẻ 3 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Bại liệt (OPV) lần 2
+ Vaccin phòng BH-HG-UV (DPT) lần 2

- Trẻ 4 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Bại liệt (OPV) lần 3
+ Vaccin phòng BH-HG-UV (DPT) lần 3
+ Vaccin phòng Viêm gan B lần 3

- Trẻ 9 tháng tuổi:
+ Vaccin phòng Sởi


2. Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi:

- Vaccin phòng viêm não Nhật bản
+ Số lần tiêm: 3
+ Phạm vi áp dụng: Vùng trọng điểm
+ Đối tượng: Trẻ từ 1 đến 5 tuổi
+ Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ 1 ít nhất 1 - 2 tuần, Mũi thứ 3 cách mũi 1 ít nhất 1 năm

- Vaccin phòng bệnh tả:
+ Số lần tiêm: 2
+ Phạm vi áp dụng: Vùng trọng điểm
+ Đối tượng: Trẻ từ 1 đến 5 tuổi
+ Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ 1 ít nhất 1 - 2 tuần

- Vaccin phòng bệnh Thương hàn:
+ Số lần tiêm: 1
+ Phạm vi áp dụng: Vùng trọng điểm
+ Đối tượng: Trẻ từ 1 đến 10 tuổi

(Theo CTTMCR - Bộ Y tế)


////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

(Theo Nông thôn ngày nay)

Tiêm sai vị trí, tiêm sai kỹ thuật trẻ "lãnh đủ"

Từ vụ 4 trẻ tử vong sau khi tiêm vaccin viêm gan B, các chuyên gia nhận định, ngoài chất lượng vaccin thì việc tiêm sai vị trí, sai kỹ thuật cũng là một nguyền nhân được nghi ngờ gây tử vong. Thực tế, việc tiêm sai vị trí đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.


Hàng loạt trẻ bị tiêm sai vị trí

Theo hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các mũi tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B phải tiêm bắp (mặt ngoài giữa đùi) nhưng rất nhiều nhân viên y tế cứ “đè” tay trẻ ra tiêm.

Chị Nguyễn Thi Linh (quê Thanh Long, Thanh Chương, Nghệ An) kể: "Con tôi được hơn 4 tháng tuổi. Tháng nào tôi cũng cho cháu đi tiêm phòng, nhưng chưa bao giờ thấy nhân viên y tế tiêm vào đùi cháu cả. Cũng có lần sau khi tiêm phòng cháu bị sưng tấy vết tiêm và sốt cao".

Ở Phú Thọ, bà mẹ trẻ Trần Hồng Hà (Tiên Cát, Việt Trì) cũng lo lắng: Con tôi đa tiêm và uống đủ 6 loại vaccin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhân viên y tế chủ yếu tiêm vào tay cháu”. Chị Bùi Thị Bích (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) lo lắng tâm sự "Cháu nhà tôi mới sinh bị ngạt nên 2,5 tháng tuổi tôi mới cho cháu đi tiêm. Lúc ấy cháu bị tiêm liền 2 mũi đều vào bắp tay trái".

Còn cháu Hoàng Diệu Nga (2,5 tháng tuổi ở Minh Xuân, Tuyên Quang) được nhân viên y tế tiêm mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván vào bắp tay trái. Ngày hôm đó, Diệu Nga bỏ bú cả ngày, quấy khóc. Mẹ bé lo lắng, vạch áo ra xem, chị sững sờ vì cánh tay phải của cháu bi sưng tấy, vết tiêm bầm tím, sờ vào thấy cục cứng to như miệng chén uống nước!

Bà Hà Phương Minh, 70 tuổi, ở Lạc Sơn, Hòa Bình cũng cho biết cả 3 đứa cháu nội, ngoại dưới 1 tuổi của bà đều tiêm đủ các loại vaccin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng chưa có mũi nào tiêm vào đùi. Một số mũi như bạch hầu, viêm gan B tiêm vào tay cũng bị sưng tấy.

Chưa nhận được hưỡng dẫn!!!


Ông Vũ Văn Tiến - Quyền Giám đốc Trung tám Y tế dự phòng huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) cho biết, hàng năm Trung tâm đều tổ chức tập huấn tiêm chủng cho cán bộ y tế xã và cộng tác viên y tế thôn bản. Tuy nhiên, Trung tâm chưa nhận được văn bản nào hướng dẫn phải tiêm vaccin viêm gan B và bạch hầu cho trẻ vào đùi. Do vậy trong các buổi tập huấn chưa triền khai kỹ thuật này.


Hiện các nhân viên y tế của Trung tâm vẫn tiêm các loại vaccin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào tay. Y sĩ đa khoa Đỗ Thanh Hương (Trạm Y tế xã Minh Phương, Phú Thọ) nói: “Bao năm nay, chúng tôi chưa từng nhận hướng dẫn nào tiêm đùi nên vẫn tiêm vaccin cho trẻ nhỏ vào bắp tay".

Mới đây nhất, Trạm đã triển khai tiêm viêm gan B cho trẻ vào đùi. Còn mũi tổng hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván vẫn tiêm vào bắp tay! Một bác sĩ là Trạm trưởng Trạm y tế phường ở Tuyên Quang thì lý giải nguyên nhân tiêm tay mà không dám tiêm vào đùi trẻ là vì: "Sợ trẻ bị teo chân (?!)”.



Tiêm sai kỹ thuật, lạm dụng tiêm đã gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe của trẻ, Cụ thể nhất là vụ việc hơn 15.000 trẻ trong cả nước bị teo cơ delta. GS. Nguyễn Thanh Liêm - GĐ Bệnh viện Nhi T.Ư - đã kết luận: “Nguyên nhân gây ra tình trạng biến dạng teo cơ delta ở những đứa trẻ đang tuổi lớn là do tiêm vaccin, kháng sinh quá nhiều hoặc không đúng kỹ thuật vào cơ delta ở tay”.

Theo đánh giá thực hiện tiêm an toàn tại 8 tỉnh của Vụ điều tra (Bộ Y tế) thì tình trạng lạm dụng tiêm cũng đáng báo động: Người bệnh được tiêm 2-3 mũi/ ngày chiếm tới 47%, số người bệnh được tiêm 4-5 mũi/ ngày là 26% và số người bệnh tiêm tới 5 mũi/ ngày là 6,3%. Tính trung bình, người bệnh điều trị nội trú được tiêm 2,2 mũi/ ngày và đặc biệt trẻ sơ sinh có số lượng tiêm trung bình là 2,5 mũi/ ngày, cao nhất so với các nhóm khác.
(Theo Nông thôn ngày nay)

@ngocnhi: Nếu cháu của bạn tháng đầu tiên đã tiêm phòng lao và VGB rồi thì tháng tới cháu của bạn sẽ được uống vaccin phòng bại liệt, tiêm vaccin DPT lần 1 và vaccin phòng VGB mũi 2
- Trên đây là lịch tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế
- Ngoài chương trình tiêm chủng bắt buộc ấy ra, gia đình nào có điều kiện, địa phương nào có thông báo nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ có nạn dịch... thì có thể cho con tiêm chủng một số loại vaccin khác.

Lịch tiêm chủng cụ thể như sau:

+ Viêm màng não do vi trùng Hib------------------------Trên 2 tháng tuổi

+ Quai bị------------------------------------------------------Trên 12 tháng tuổi

+ Rubéole----------------------------------------------------Trên 12 tháng tuổi

+ Trái rạ (thuỷ đậu)
+ Dại-----------------------------------------------------------Trên 9 tháng tuổi

+ Viêm màng não do não mô cầu A+C------------------Trên 18 tháng tuổi

+ Thương hàn------------------------------------------------Trên 5 tuổi



///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét